Trong quá trình Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị thì các đương sự vẫn có quyền xuất trình thêm chứng cứ mới, bổ sung thêm những chứng cứ đã có. Người kháng cáo có thể giao nộp chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo đến Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm, có thể giao nộp chứng cứ sau khi Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý hồ sơ hoặc xuất trình chứng cứ ngay tại phiên tòa phúc thẩm65. Tương tự như phân tích ở phần trên, quy định này cũng mang tính “hai mặt”. Một là làm cho việc giải quyết vụ án được khách quan do mọi sự thật của vụ án dù sớm hay muộn sẽ phải được tìm ra và được Tòa án đánh giá một cách đúng đắn. Hai là dẫn đến nguy cơ tạo cơ hội cho đương sự cố tình “cất giấu” chứng cứ quan trọng, không chịu trình ra tại cấp sơ
62 Điểm c khoản 1 Điều 259 BLTTDS 2015. 63
Khoản 2 Điều 259 BLTTDS 2015.
64 Tham khảo tại trang: http://baovanhoa.vn/giai-tri/van-hoc/artmid/486/articleid/34649/vu-tranh-chap-tac- quyen-bai-tho-ganh-me-chung-cu-moi-bat-loi-cho-bi-don, truy cập ngày 07/5/2021. Vụ việc bắt nguồn từ năm 2019, khi bộ phim “Lật Mặt: Nhà có khách” được sản xuất từ phía công ty ca sĩ Lý Hải. Theo đó, bên công ty đã liên hệ với nhạc sĩ Đoàn Công Đức (nghệ danh Quách Beem) về việc muốn sử dụng ca khúc “Gánh mẹ” do ông sáng tác để làm nhạc trong phim và được đồng ý. Theo giấy chứng nhận của Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quách Beem là tác giả duy nhất của bài hát “Gánh mẹ”. Tuy nhiên, tới tháng 9/2019 lại xảy ra vụ tranh chấp bản quyền bài thơ “Gánh mẹ” giữa ông Trương Minh Nhật (tác giả bài thơ) và ông Quách Beem. Ông Nhật cho rằng ông Quách Beem phổ nhạc bài thơ của ông nhưng không xin phép. Sau một thời gian hai bên không thống nhất được cách giải quyết, ông Nhật gửi đơn khởi kiện ông Quách Beem và Công ty TNHH Lý Hải Production. Tại phiên tòa sơ thẩm, phía nguyên đơn đã đưa ra chứng cứ mới là biên bản nhận lỗi được cho là từ vợ chồng nhạc sĩ Quách Beem đã thỏa thuận với nguyên đơn cách đây 01 năm. Trước tình tiết này, HĐXX đã đưa ra kết luận: Vì có chứng cứ mới nên HĐXX cần phải làm rõ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, trong khi nhân chứng Trần Ngọc Diễm Châu (là vợ của nhạc sĩ Quách Beem) cũng như ông Quách Beem không có mặt, do đó sau khi hội ý, HĐXX tạm ngưng phiên tòa và cho biết sẽ triệu tập ông, bà đến làm việc, tiến hành đối chất công khai giữa các bên. 65 Khoản 8 Điều 272, khoản 3 Điều 279, Điều 287, khoản 3 Điều 302 BLTTDS 2015.
32
thẩm mà chỉ xuất trình tại cấp phúc thẩm nhằm kéo dài vụ án. Bởi lẽ, một khi tồn tại sai lầm khiến quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể không được đảm bảo thì tức khắc bản án cấp sơ thẩm sẽ bị hủy, đồng nghĩa với việc vụ án bị quay lại xét xử từ đầu, từ đó thỏa mục đích kéo dài vụ kiện của đương sự đã không chịu xuất trình chứng cứ. Do đó, thiết nghĩ pháp luật nên có những hướng quy định: trường hợp nếu đương sự có khả năng cung cấp được chứng cứ vào giai đoạn vụ án ở cấp sơ thẩm hay đương sự thuộc trường hợp buộc phải biết về các chứng cứ này và có thể tự mình giao nộp cho Tòa án hoặc đề nghị Tòa án thu thập khi tự mình không thể thu thập được mà không thực hiện thì họ sẽ bị mất quyền xuất trình chứng cứ đó ở cấp phúc thẩm. Điều này sẽ giúp cho các vụ kiện được giải quyết khách quan, sự thật được làm rõ đồng thời đem lại sự công bằng cho các đương sự khác, đảm bảo việc không đương sự nào có thể lợi dụng quy định của pháp luật để làm vụ án bị kéo dài hay gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Khi vụ việc dân sự được xem xét tại cấp phúc thẩm, bản án sơ thẩm có thể bị hủy một phần, bị hủy toàn bộ để Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại, mà một trong những trường hợp dẫn đến hậu quả pháp lý đó chính là việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của BLTTDS hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được66. Pháp luật TTDS thông qua Chương VII quy định cụ thể nghĩa vụ chứng minh, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cũng như các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ, dẫn đến việc xét xử thiếu chính xác, thiếu khách quan thì đều được coi là việc thu thập chứng cứ không theo quy định và là căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm. Còn về quy định việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được, có thể hiểu là “quá trình chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa phúc thẩm có đương sự hoặc Viện kiểm sát cung cấp tài liệu, chứng cứ mới hoặc xuất trình chứng cứ mới nhưng chưa được kiểm tra, xác minh mà việc thu thập chứng cứ mới đó cũng như việc kiểm tra, xác minh không thể thực hiện được ở cấp phúc thẩm”67. Song, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên trên thực tế, tuy cùng một trường hợp dẫn đến hủy án, nhưng ở HĐXX phúc thẩm này có thể tiến hành
66
Khoản 1 Điều 310 BLTTDS 2015.
67 Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb. Lao động, tr.262.
33
các biện pháp bổ sung (như xác minh lấy lời khai, tạm ngừng phiên tòa để định giá bổ sung hoặc giám định lại,...) để sửa án thay vì hủy, thì ở HĐXX phúc thẩm khác lại cho rằng không thể bổ sung nên hủy bản án sơ thẩm68.