Mối liên hệ với nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 27 - 28)

Tranh tụng trong TTDS là quá trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án dân sự dựa trên sự trao đổi chứng cứ, căn cứ pháp lý và lập luận của các bên đương sự,

35 Nguyễn Huy Đẩu, Nguyễn Văn Lượng (1962), Luật dân sự tố tụng Việt Nam, Sài Gòn, Nxb. Bộ Tư pháp, tr.03.

21

từ đó giải quyết vụ án được chính xác, công bằng và khách quan. Trong lịch sử tố tụng, tranh tụng được coi là nguyên tắc gốc, có vai trò chỉ đạo mọi quy định tố tụng nhằm chứng minh sự thật của vụ việc36. Tuy nhiên, điểm mấu chốt để chứng minh cho một vụ việc có thật thì tất yếu phải tiến hành thu thập, xuất trình, sử dụng và đánh giá chứng cứ. Do đó, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử có mối liên hệ mật thiết với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh. Nếu như nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh có vai trò quyết định đến kết quả của bản án, quyết định của Tòa thì nguyên tắc tranh tụng đã góp phần xác định bản chất của vụ án.

Mặt khác, chứng cứ không thể tự khẳng định một yêu cầu là đúng hay sai mà phải được bổ xẻ, phân tích rõ ràng qua hoạt động chứng minh, “một chứng cứ có quan trọng đến đâu nếu không được sử dụng tại phiên tòa thông qua tranh luận để làm sáng tỏ nội dung vụ việc thì cũng không còn giá trị”37. Thực chất, tranh tụng chính là việc các bên đi tìm và so sánh chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là xác thực hơn. Bên cạnh đó, các đương sự bình đẳng với nhau trong việc cung cấp chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ chứng minh là điều kiện tốt nhất để các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, việc tranh tụng chỉ có hiệu quả khi nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS được bảo đảm.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 27 - 28)