Phương thức thực hiện nghĩa vụ thu thập, cung cấp tài liệu chứng cứ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 56 - 59)

b. Kiến nghị

2.1.2.Phương thức thực hiện nghĩa vụ thu thập, cung cấp tài liệu chứng cứ

cứ của người khởi kiện, đương sự

a. Thực tiễn

Tìm hiểu pháp luật TTDS trước khi BLTTDS 2015 ra đời, có thể nhận thấy rằng phần lớn các các biện pháp tìm kiếm chứng cứ đều phụ thuộc rất lớn vào sự “hợp tác” của bên đối lập hoặc người thứ ba hiện đang lưu giữ thông tin. BLTTDS 2004 trao cho bên tìm kiếm quyền “gửi yêu cầu trực tiếp” đến bên giữ thông tin93 và bên kia có nghĩa vụ cung cấp đúng thời hạn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp này. Do đó đã khiến cho việc tìm kiếm, thu thập chứng cứ của người khởi kiện, đương sự (gọi tắt là chủ thể yêu cầu) có phần khó khăn khi có rất nhiều trường hợp, người thứ ba hoặc các cơ quan Nhà nước tỏ thái độ không hợp tác. Chẳng hạn như vụ việc:

Thấy rằng không thể duy trì quan hệ hôn nhân, chị L làm đơn khởi kiện yêu cầu TAND huyện Q giải quyết việc ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng. Theo trình bày của chị L và anh H (chồng chị L) thì vào năm 2004 vợ chồng anh chị được công ty thanh lý căn nhà tập thể gắn liền với 264m2

đất tại thành phố Đ, nhưng diện tích đất này đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03.1.2002 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục địa chính, Tòa án đã yêu cầu chị L cung cấp văn bản của UBND thành phố Đ xác nhận việc sử dụng đất đó có hợp pháp hay không, để có cơ sở giải quyết yêu cầu của đương sự.

92 Khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP: “Lý do chính đáng là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện,...) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định”.

50

Theo yêu cầu của Tòa án, chị L đã nhiều lần đến xin văn bản xác nhận của UBND thành phố Đ nhưng đều bị từ chối bằng lời nói, không có văn bản trả lời lý do không cung cấp. Vì vậy, chị L đành phải rút lại yêu cầu phân chia tài sản94.

BLTTDS 2015 ra đời, lần đầu tiên quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã góp phần đảm bảo cho các chủ thể yêu cầu có đầy đủ các chứng cứ để cung cấp cho Tòa án cũng như đảm bảo cho các chứng cứ đó có tính hợp pháp. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 97 BLTTDS 2015 mới chỉ quy định các biện pháp thu thập chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức nhưng lại chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp đó, trong khi các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 97 BLTTDS 2015 lại được quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục thu thập. Thiết nghĩ, quy định đó chẳng khác nào chỉ mang tính hình thức, phải chăng nó chỉ là những quy định “chiếu lệ” dùng để hợp thức hóa cho những cách thu thập chưa có tính hợp pháp trên thực tế mà trước đây chủ thể yêu cầu đã sử dụng? Rõ ràng, BLTTDS giao nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho các chủ thể yêu cầu nhưng những phương tiện để họ thực hiện nghĩa vụ đó lại chưa được quy định đầy đủ.

Sự khiếm khuyết đó còn thể hiện trong phần nội dung thông báo, sao gửi tài liệu chứng cứ giữa các bên đương sự. BLTTDS 2015 quy định các bên đương sự có nghĩa vụ phải thông báo, sao gửi tài liệu chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ khi giao nộp tài liệu chứng cứ đó, ngoại trừ những trường hợp tài liệu chứng cứ không thể sao gửi được95. Song, quy định này hầu như cũng không mấy khả thi trong thực tiễn tố tụng vì chưa có quy định về chế tài xử lý đối với đương sự không thực hiện nghĩa vụ gửi, thông báo tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. Bởi lẽ, có quy định nhưng không có chế tài thì không có một cơ sở nào để ràng buộc các đương sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Ngay cả trong hướng dẫn, giải đáp của TAND tối cao cũng chỉ dừng lại ở việc nếu đương sự không thực hiện công việc nêu trên thì Tòa án yêu cầu đương sự thực hiện96 mà không có một giải pháp cụ thể nào mang tính răn đe.

94

Phạm Thái Quí, “Thu thập chứng cứ trong Tố tụng dân sự còn gian nan”, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/05/03/4812/, truy cập ngày 12/6/2021.

95

Khoản 2 Điều 24, khoản 9 Điều 70, khoản 5 Điều 96 BLTTDS 2015.

96 Mục IV.8 Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề nghiệp vụ.

51

b. Kiến nghị

Thiết nghĩ, để tạo điều kiện cho các chủ thể yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của mình và đảm bảo các chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức thu thập có giá trị chứng minh, được Tòa án sử dụng làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự, các nhà làm luật cần bổ sung quy định về:

- Trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ đối với các biện pháp thu thập chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện.

- Chế tài đối với trường hợp đương sự không thực hiện nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ hoặc thông báo về tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác.

Ngoài ra, đối với vấn đề thông báo, sao gửi tài liệu chứng cứ giữa các bên đương sự, tác giả xin đề xuất một số hướng khắc phục tình trạng này như sau97

:

Thứ nhất, BLTTDS có thể quy định theo hướng nếu các đương sự không thực hiện việc sao gửi tài liệu, chứng cứ cho các đương sự khác, Tòa án sẽ không chấp nhận sử dụng tài liệu, chứng cứ mà đương sự đó giao nộp để giải quyết vụ án.

Thứ hai, để bảo đảm quyền tranh tụng cho các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án, theo chúng tôi, khi thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án cần giải thích, hướng dẫn cho đương sự thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên, trong biểu mẫu tố tụng, Mẫu 30-DS (Thông báo về việc thụ lý vụ án) ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao lại không có nội dung này. Vì vậy, để bảo đảm việc thống nhất áp dụng pháp luật trong xét xử, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao sớm bổ sung nội dung này vào Mẫu số 30-DS (Thông báo về việc thụ lý vụ án).

Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì Tòa án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 196 BLTTDS 2015: “3. Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung

97 Tham khảo tại: Huỳnh Quang Thuận (2018), “Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử và việc công khai chứng cứ theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23 (kì I tháng 12/2018), tr.37; Bích Phương, Kim Thúy (2019), “Nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác của đương sự”, https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/nghia-vu-sao-gui-tai-lieu-chung-cu-cho-duong-su-khac-cua- duong-su, truy cập ngày 12/6/2021; Võ Văn Hòa (2020), “Một số bất cập về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự và hướng hoàn thiện (Tiếp theo kỳ trước và hết)”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20 (kỳ II tháng 10/2020), tr.22.

52

cấp”. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong trường hợp vì lý do chính đáng mà không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác và có yêu cầu (đoạn 2 khoản 9 Điều 70 BLTTDS 2015).

Trường hợp đương sự không thực hiện nghĩa vụ gửi, thông báo tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác mà cũng không yêu cầu Tòa án hỗ trợ thì BLTTDS đã có quy định tại điểm b khoản 2 Điều 210 để bảo đảm cho các đương sự được tiếp cận đầy đủ tài liệu, chứng cứ đã được các đương sự khác giao nộp. Đó là, tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, bỏ quy định tại khoản 9 Điều 70 và khoản 5 Điều 96 BLTTDS 2015 những quy định về nghĩa vụ gửi bản sao đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ cho các đương sự khác; Bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 196 BLTTDS 2015 theo hướng: “đính kèm theo thông báo thụ lý vụ án các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện”; Bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 97 BLTTDS 2015 như sau: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp hoặc Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải thông báo về tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình”. Tức đã giao hẳn nhiệm vụ sao gửi, thông báo chứng cứ cho Tòa án thực hiện.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 56 - 59)