Nội dung của nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh theo quy

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 28 - 31)

quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS được quy định một cách minh thị tại Điều 6 của BLTTDS 2015, với những nội dung cụ thể:

“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

36 Bùi Thị Huyền (2016), “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”, Tạp chí Luật học, số 4/2016, tr.50.

37 Đinh Quốc Trí (2012), Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong Tố tụng dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.21.

22

2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”.

Theo đó, so với quy định của BLTTDS 2004, nội dung của nguyên tắc đã có những thay đổi lớn38 sau:

Thứ nhất, BLTTDS 2015 đã xác định lại quyền và nghĩa vụ của đương sự là “chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án” trong khi BLTTDS 2004 chỉ xác định “đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án…”39. Chứng cứ nói chung và chứng cứ trong TTDS nói riêng là phương tiện để tìm ra chân lý. Trong vụ việc dân sự, đương sự là người chủ động đưa ra yêu cầu, chủ động đề nghị Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Vì vậy, trước hết đương sự phải có nghĩa vụ chủ động thu thập chứng cứ để làm cơ sở chứng minh tính hợp pháp của các yêu cầu đó. Tòa chỉ là chủ thể nhân danh quyền lực Nhà nước tiếp nhận để xem xét, đánh giá chứng cứ trên cơ sở quy định của pháp luật, bảo đảm cho công lý được thực thi, công bằng được thực hiện, lợi ích hợp pháp được bảo vệ thông qua phán quyết của mình. Đương sự không thể trông chờ vào Tòa và Tòa cũng không có nghĩa vụ phải thu thập chứng cứ thay cho đương sự. Điều này chứng tỏ cơ hội, mức độ đương sự bảo vệ được lợi ích của mình trong vụ án hầu như đều phụ thuộc vào việc họ có thực hiện tốt nghĩa vụ thu thập chứng cứ hay không chứ không phụ thuộc vào vai trò, “độ nhiệt tình” của Tòa án. Một khi có đủ chứng cứ thì tất yếu Tòa sẽ có cơ sở bảo vệ lợi ích hợp pháp cho đương sự, nếu không, cho dù trên thực tế có lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, Tòa án cũng không thể bảo vệ lợi ích cho họ trong vụ việc dân sự đó. Và khi đương sự từ chối thực hiện quyền, nghĩa vụ giao nộp chứng cứ thì Tòa án có quyền giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ. Quy định này sẽ là căn cứ để Tòa án cấp trên không được hủy bản án, quyết định của Tòa cấp dưới vì cho rằng chưa thu thập đủ chứng cứ để xem xét giải quyết vụ việc dân sự.

Thứ hai, Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ. Điều này hoàn toàn logic với quy định đương sự có nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ. Trách nhiệm hỗ trợ là trách nhiệm không mang tính chất chủ động và không đương nhiên bắt buộc phải thực hiện. Cơ sở để TAND thực hiện

38

Tham khảo tại: Nguyễn Thị Hoài Phương (2016), Bình luận những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr.41 – 43.

23

trách nhiệm hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ là đề nghị của đương sự. Tuy nhiên, Tòa có quyền xem xét lý do đương sự đưa ra để toàn quyền quyết định có hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ hay không. Thậm chí pháp luật cũng cho phép Tòa án có thể chỉ dựa vào chứng cứ các bên đương sự cung cấp để giải quyết và đưa ra phán xét40

.

Có thể thấy, BLTTDS 2015 ra đời với những điểm mới về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh đã mang tính đột phá, cải tiến so với BLTTDS 2004, dành sự chủ động nhiều hơn cho các đương sự trong việc thực hiện thu thập, giao nộp chứng cứ và chứng minh. Bên cạnh đó còn mang tính nhân văn khi có sự hỗ trợ của Tòa trong việc thu thập chứng cứ. Bởi lẽ, không phải trường hợp nào đương sự cũng có thể tự mình thu thập được chứng cứ và suy cho cùng thì việc thu thập của đương sự, những người tham gia tố tụng khác hay của Tòa án thực chất cũng cùng mục đích là giúp Tòa có được những chứng cứ của vụ việc, giải quyết vụ việc chính xác, khách quan, nhanh chóng.

1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc thu thập, giao nộp chứng cứ và chứng minh chứng cứ và chứng minh

Quan hệ pháp luật dân sự được hình thành từ sự tự do, tự nguyện, bình đẳng trong việc cam kết, thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Do đó, việc giải quyết tranh chấp dân sự là giải quyết các quan hệ mang tính chất “riêng tư” của các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Một trong những quy định của BLTTDS 2015 nhằm bảo đảm sự bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể trong TTDS đó là cho phép các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp của mình. Đương sự khi đưa ra yêu cầu sẽ phải tiến hành chứng minh để chứng tỏ yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Yêu cầu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả yêu cầu về sự công nhận là đúng, là có lý và cả yêu cầu công nhận là không đúng, không có lý hay nói cách khác yêu cầu ở đây chính là đề ra đối tượng chứng minh41. Yêu cầu của đương sự có thể xác định cụ thể, bao gồm: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập của bị đơn; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan42. Về nguyên tắc, ai là người

40 Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.30.

41 Đinh Quốc Trí (2012), tlđd (37), tr.11. 42 Điều 71, 72, 73 BLTTDS 2015.

24

đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết thì người đó phải có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa chứng cứ, đồng thời thực hiện cả hoạt động chứng minh đối với yêu cầu của mình. Và việc cung cấp chứng cứ, chứng minh của đương sự được diễn ra hầu như trong “toàn bộ” quá trình TTDS:

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 28 - 31)