Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc thu thập, giao nộp chứng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 30 - 31)

dành sự chủ động nhiều hơn cho các đương sự trong việc thực hiện thu thập, giao nộp chứng cứ và chứng minh. Bên cạnh đó còn mang tính nhân văn khi có sự hỗ trợ của Tòa trong việc thu thập chứng cứ. Bởi lẽ, không phải trường hợp nào đương sự cũng có thể tự mình thu thập được chứng cứ và suy cho cùng thì việc thu thập của đương sự, những người tham gia tố tụng khác hay của Tòa án thực chất cũng cùng mục đích là giúp Tòa có được những chứng cứ của vụ việc, giải quyết vụ việc chính xác, khách quan, nhanh chóng.

1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc thu thập, giao nộp chứng cứ và chứng minh chứng cứ và chứng minh

Quan hệ pháp luật dân sự được hình thành từ sự tự do, tự nguyện, bình đẳng trong việc cam kết, thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Do đó, việc giải quyết tranh chấp dân sự là giải quyết các quan hệ mang tính chất “riêng tư” của các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Một trong những quy định của BLTTDS 2015 nhằm bảo đảm sự bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể trong TTDS đó là cho phép các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp của mình. Đương sự khi đưa ra yêu cầu sẽ phải tiến hành chứng minh để chứng tỏ yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Yêu cầu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả yêu cầu về sự công nhận là đúng, là có lý và cả yêu cầu công nhận là không đúng, không có lý hay nói cách khác yêu cầu ở đây chính là đề ra đối tượng chứng minh41. Yêu cầu của đương sự có thể xác định cụ thể, bao gồm: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập của bị đơn; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan42. Về nguyên tắc, ai là người

40 Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.30.

41 Đinh Quốc Trí (2012), tlđd (37), tr.11. 42 Điều 71, 72, 73 BLTTDS 2015.

24

đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết thì người đó phải có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa chứng cứ, đồng thời thực hiện cả hoạt động chứng minh đối với yêu cầu của mình. Và việc cung cấp chứng cứ, chứng minh của đương sự được diễn ra hầu như trong “toàn bộ” quá trình TTDS:

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 30 - 31)