Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 34 - 36)

Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án sẽ được Tòa thông báo bằng văn bản về việc thụ lý vụ án. Những người được thông báo sẽ phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, trong trường hợp cần thiết thì Tòa có thể gia hạn nhưng không được quá 15 ngày52

. Đây là lúc, các đương sự thể hiện quan điểm của mình về yêu cầu của nguyên đơn là đồng ý hay bác bỏ (kèm theo chứng cứ); có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện; cũng như nêu lên yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập. Khi đó, thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được tiến hành theo quy định về thủ tục khởi kiện53, tức là khi đưa ra yêu cầu của mình, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng phải đưa ra các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở và hợp pháp. Tuy nhiên, quy định trên không có nghĩa bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có quyền cung cấp chứng cứ trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý. Bởi lẽ, để vụ án được giải quyết khách quan, công bằng thì BLTTDS đã quy định trường hợp bổ sung tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Thẩm phán khi việc giao nộp chưa bảo đảm54.

51

https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/duong-su-khong-nop-cac-tai-lieu-chung-cu-de-chung-minh- thiet-hai-thi-toa-an-co-tra-lai-don-khoi-kien, truy cập ngày 05/5/2021.

52

Điều 196, 199 BLTTDS 2015. 53 Điều 202 BLTTDS 2015.

28

Theo quy định của luật, thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ sẽ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự. Có thể thấy, trong trường hợp đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Thẩm phán thì BLTTDS có quy định về thời hạn đương sự phải giao nộp nhưng “đối với trường hợp đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án không theo yêu cầu của Thẩm phán thì BLTTDS không có quy định đương sự phải giao nộp tài liệu, chứng cứ vào thời điểm nào của quá trình giải quyết vụ án vì đây là quyền của đương sự”55

. Mặt khác, sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu, vì có lý do chính đáng thì phải chứng minh lý do của việc chậm giao. Vấn đề đặt ra là nếu đương sự không chứng minh được sự chậm trễ của việc giao nộp hoặc giao nộp chậm nhưng không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn nhận tài liệu, chứng cứ của đương sự nữa hay không? Đến nay vẫn chưa có một văn bản nào phân tích cụ thể và trên thực tế đã có hai luồng quan điểm như sau:

- Khi đương sự có giao chậm tài liệu, chứng cứ cho Tòa dù có hay không có lý do chính đáng thì Tòa cũng không được quyền từ chối nhận bởi sự thật khách quan của vụ án sẽ không được phản ánh một cách trọn vẹn, chính xác, từ đó dẫn đến việc đưa ra quyết định không khách quan, công bằng. Nếu xuất hiện yêu cầu kháng cáo, kháng nghị thì tỷ lệ án bị hủy là rất cao vì Tòa sơ thẩm đã tắc trách khi không thu thập đủ chứng cứ mà đã đưa ra quyết định gây thiệt hại cho đương sự.

- Song, nếu chấp nhận thì thời gian của vụ án sẽ kéo dài đến bao lâu? Liệu rằng Nhà nước và các chủ thể tham gia tố tụng khác có đủ kiên nhẫn và tiền bạc để theo đến cùng vụ án? Không chỉ thế, việc kéo dài thời gian xử lý một vụ án có thể ảnh hưởng đến việc xử lý những vụ án khác gây nên sự tồn đọng lớn về án chưa được giải quyết.

Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 còn thêm nội dung hoạt động sao gửi tài liệu, chứng cứ. Trước đó, BLTTDS 2004 không có quy định việc đương sự, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi cung cấp, bổ sung chứng cứ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác. Điều này đã

55 Dương Tấn Thanh (2018), “Giao nộp, sao gửi tài liệu, chứng cứ trong Tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 8 (54/2018), tr.26.

29

khiến cho họ mất đi cơ hội chuẩn bị đầy đủ các lý lẽ, bằng chứng phản bác lại những chứng cứ chống lại mình, dẫn đến khả năng bị thua kiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với quyền và lợi ích chính đáng56. Việc quy định trao đổi chứng cứ trực tiếp giữa các bên đương sự, pháp luật tố tụng Nga và Pháp tương tự như Việt Nam. Nhưng đối với TTDS Đức, lại có nguyên tắc truyền thống: “không bên nào được yêu cầu phải cung cấp tư liệu cho chiến thắng của bên đối thủ tại tòa án mà bên đối thủ không có sẵn”57. Tức, một bên chỉ có những quyền giới hạn để xem xét những tài liệu đặc biệt có thể xác định nằm trong tay bên kia hoặc trong tay người thứ ba, liên quan tới những quan hệ pháp luật. Ngoài những quyền giới hạn này, một bên không thể ép bên kia hoặc người thứ ba cung cấp tài liệu có thể củng cố vụ kiện của mình hay những tài liệu chứa đựng những nghi ngờ về lý lẽ của đối thủ58. Đây là điểm khác biệt giữa pháp luật TTDS Đức với các quy định về trao đổi chứng cứ, tài liệu trong pháp luật TTDS các nước khác.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 34 - 36)