Thời hạn giao nộp tài liệu chứng cứ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 59 - 61)

b. Kiến nghị

2.1.3.Thời hạn giao nộp tài liệu chứng cứ

a. Thực tiễn

Nhằm hạn chế hiện tượng tiêu cực do đương sự lợi dụng quy định không ấn định thời hạn cung cấp chứng cứ cũng như hiện tượng cố tình không cung cấp chứng cứ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm mà đến phiên tòa phúc thẩm mới đưa ra nhằm lật ngược tình thế, khiến cho đối phương không còn quyền kháng cáo của pháp luật tố tụng trước đây, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ. Theo đó tại khoản 4 Điều 96 quy định: “Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Tòa án sẽ dựa vào cơ sở nào để ấn định thời hạn cung cấp chứng cứ, đặc biệt là ở giới hạn thời gian tối thiểu đương sự phải cung cấp chứng cứ. Bên cạnh đó, nếu đặt

53

thời hạn tối thiểu thì sẽ xử lý như thế nào đối với những trường hợp đương sự giao nộp chứng cứ vượt quá thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng vẫn nằm trong thời hạn chuẩn bị xét xử?

Về nguyên tắc, các chứng cứ do đương sự cung cấp sau thời hạn ấn định sẽ không được Tòa án chấp nhận. Song, BLTTDS 2015 vẫn quy định các trường hợp ngoại lệ theo sau đó tại khoản 4 Điều 96, cụ thể như sau: “Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự”. Quy định này thể hiện tính linh hoạt mềm dẻo của pháp luật, giúp cho Tòa án và các đương sự có thêm cơ hội để tiếp cận, bổ sung chứng cứ nhưng cũng chưa thật sự trọn vẹn khi không có quy định hay hướng dẫn gì về “lý do chính đáng” để các đương sự có thể bổ sung thêm chứng cứ hay trường hợp nào là đương sự không thể biết về chứng cứ,…Đương nhiên, việc giải thích lúc này lại một lần nữa phải dựa vào quan điểm, cách nhìn của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án.

b. Kiến nghị

Xét cho cùng, theo tác giả, đối với những thiếu sót nêu trên không có giải pháp nào tốt hơn là nhanh chóng ban hành những văn bản hướng dẫn bổ sung và cũng chỉ có như vậy mới có thể giải quyết được triệt để vấn đề này. Hơn nữa, khi hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành nghị quyết hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015 về chứng cứ và chứng minh cần có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí để Thẩm phán ổn định thời hạn cung cấp chứng cứ cho đương sự. Việc trao quyền cho Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định thời hạn cung cấp chứng cứ phải tránh tình trạng tuy tiện ấn định theo cảm xúc chủ quan, không dựa trên nguyên tắc, tiêu chí cụ thể. Một mặt đảm bảo sự linh hoạt khi trao quyền cho Thẩm phán, mặt khác thống nhất những nguyên tắc cơ bản khi Thẩm phán ấn định. Việc ấn định thời hạn cần căn cứ vào từng đặc trưng của án, thời hạn chuẩn bị xét

54

xử, độ khó của hồ sơ và tính khả thi trong việc đương sự thu thập, giao nộp cho Tòa án. Lưu ý rằng, việc giới hạn một cách cứng nhắc về thời hạn cung cấp chứng cứ trong nhiều trường hợp sẽ không bảo đảm quyền được cung cấp chứng cứ của đương sự. Thêm nữa, đối với trường hợp chưa có hướng dẫn thế nào là có “lý do chính đáng”, tác giả nghĩ rằng các nhà làm luật có thể tham khảo, cân nhắc cách quy định mà tác giả đã đề cập tại phần 2.1.1.2 ở trên.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 59 - 61)