Quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh của các

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 42 - 45)

e. Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm

1.3.2.Quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh của các

các cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Khởi kiện vì lợi ích của người khác cũng được xem là một trong những quy định quan trọng trong pháp luật tố tụng, là công cụ pháp lý cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân khi có vi phạm, tranh chấp mà không có ai khởi kiện. Theo quy định thì (i) cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình; (ii) Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động; (iii) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; (iv) Cá nhân cũng có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình75.

Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cá nhân khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền lợi cho người khác.

73

Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Trung (2005), Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2003 của Liên Bang Nga, Nxb. Tư pháp, tr.80.

74 Nguyên văn của điều luật: “Article 64. A party shall be responsible for providing evidence in support of his or her allegations.

Where a party and his or her agent ad litem are unable to collect evidence on their own for reasons beyond their control, or where the people’s court deems that the evidence is necessary for the trial of the case, the people’s court shall investigate and collect the evidence.

The people’s court shall thoroughly and objectively investigate and verify evidence in accordance with legal procedures”.

36

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trong các trường hợp như: có người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn (Điều 10); người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (Điều 84); xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự (Điều 102); xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự; có người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 119); hay hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên (Điều 85) thì những cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên có thể yêu cầu, khởi kiện ra Tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác. Sở dĩ có quy định này là vì xuất phát từ quyền lợi của người được yêu cầu, khởi kiện thay khi họ bị xâm phạm nhưng không thể tự bảo vệ được thì nhất thiết cần phải có một tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân nào đó đứng ra khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích cho họ. Trước đây, trừ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì BLTTDS 2004 đã sử dụng thuật ngữ ngắn hơn để chỉ đến các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em, đó là “Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em”. Tuy nhiên, do việc phân chia, củng cố lại bộ máy hành chính76 đã làm kéo theo sự thay đổi về thẩm quyền và chức trách của từng cơ quan. Theo đó, hiện tại, cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình bao gồm các cơ quan như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình trong phạm vi toàn quốc); Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình); Ủy ban nhân dân các cấp (thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương)77. Đối với công tác quản lý nhà nước về trẻ em, Uỷ ban nhân dân các cấp sẽ là chủ thể thực hiện78. Chính việc mở rộng phạm vi người có quyền yêu cầu, khởi kiện đã thêm phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những chủ thể trực tiếp tham gia vào các quan hệ hôn nhân và gia đình.

Thứ hai, đối với tổ chức đại diện tập thể lao động.

76

Tham khảo tại: Phạm Thị Lan Anh (2014), Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 – Vấn đề lý luận và thực tiễn, Luật văn thạc sĩ luật học, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.38.

77 Điều 3 Nghị định02/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về công tác gia đình. 78 Khoản 1 Điều 90 Luật Trẻ em năm 2016.

37

Trong thực tế, hầu hết các vụ án lao động được TAND thụ lý ở nước ta từ trước đến nay là các vụ tranh chấp lao động cá nhân và thường nguyên đơn là người lao động, còn số lượng vụ án tranh chấp lao động tập thể rất ít79

. Bởi tính chất, quy mô của tranh chấp tập thể lớn hơn với tranh chấp cá nhân. Thông thường, vụ việc phải nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của nhiều người lao động, việc tranh chấp xảy ra mang tính thường xuyên liên tục, nhiều người cùng đòi quyền lợi từ phía người sử dụng lao động mới được xem là tranh chấp tập thể. Song, khi tranh chấp tập thể nổ ra, Tòa án sẽ vấp phải nhiều khó khăn khi thụ lý với số lượng nguyên đơn đông đảo nhưng chỉ cùng đòi quyền lợi từ một bị đơn. Do đó, cần thiết phải có một chủ thể đại diện cho tập thể người lao động trở thành “người khởi kiện” trong vụ án. Nếu tiếp cận dưới góc độ của quan hệ lao động tập thể (mối quan hệ giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động), chủ thể phù hợp nhất có thẩm quyền đại diện khởi kiện cho tập thể người lao động không ai khác chính là tổ chức công đoàn. Và cũng theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 10 Luật Công đoàn năm 2012, một trong những quyền hạn của công đoàn là đại diện cho tập thể lao động khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa.

Thứ ba, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Khởi kiện là một trong những quyền của người tiêu dùng được quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Song, trong nhiều trường hợp, giá trị tranh chấp của người tiêu dùng thường không lớn, cũng như người tiêu dùng còn chưa nắm được các quyền mà pháp luật trao cho mình cho nên họ có tâm lý ngại khởi kiện, thậm chí là không sử dụng quyền này để bảo vệ quyền lợi của mình trước những tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, thiệt hại cho xã hội trong các vụ vi phạm này thường là rất lớn. Chính vì vậy, việc bổ sung và giao quyền cho tổ chức xã hội đại diện người tiêu dùng khởi kiện là hết sức cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Theo luật định, người tiêu dùng khi tự mình khởi kiện sẽ có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, ngoại trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ80. Và tại khoản 3 Điều 91 BLTTDS 2015 cũng có quy định: “Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ

79

Lê Thị Hoài Thu, “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án – Một số bất cập và hướng hoàn thiện”, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/08/21/3668-2/, truy cập ngày 12/5/2021.

38

quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Như vậy, pháp luật hiện hành đã có một bước tiến mới trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đó là giảm bớt gánh nặng chứng minh của họ trong quá trình giải quyết vụ án. Để được bồi thường thiệt hại, người tiêu dùng hoặc đại diện của họ chỉ cần chứng minh được ba yếu tố, đó là: (1) Có thiệt hại thực tế xảy ra; (2) Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại trái luật và thiệt hại thực tế xảy ra. Nghĩa vụ chứng minh lỗi được đảo cho bên trực tiếp sản xuất sản phẩm có khuyết tật. Trong trường hợp này, đảo nghĩa vụ chứng minh hay chuyển nghĩa vụ chứng minh cho bên sản xuất sản phẩm là một sự bù đắp cho vị thế chứng minh thiệt thòi của người tiêu dùng81, bởi trong cách nhìn của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng được coi là đối tượng “yếu thế” trong tương quan với các chủ thể kinh doanh trên thị trường82. Quy định đã tạo ra vị thế công bằng tương đối giữa người tiêu dùng và bên sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, người tiêu dùng chỉ được loại trừ nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên đã sản xuất sản phẩm có khuyết tật. Để được bồi thường thiệt hại, người tiêu dùng vẫn phải chứng minh được các yếu tố khác như đã phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 42 - 45)