Tại phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 36 - 38)

Thực chất hoạt động xét xử tại phiên tòa sơ thẩm (gọi tắt là PTST) là hoạt động của những người tiến hành tố tụng về đánh giá các tình tiết, sự kiện và áp dụng pháp luật để đưa ra phán quyết về vụ việc dân sự59. Căn cứ vào khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015 và khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP, đương sự vẫn có thể cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình tại PTST. Trước đây, theo khoản 5 Điều 49 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 có quy định: trong thủ tục bắt đầu phiên tòa, chủ toạ phiên toà sẽ hỏi đương sự, kiểm sát viên, đại diện tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc cung cấp thêm bằng chứng hay không để Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét và quyết định. Quy định này xuất phát từ việc pháp

56 Tình huống ví dụ: Công ty TNHH X và công ty cổ phần Y có tranh chấp với nhau về hợp đồng mua bán hàng hóa, TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã thụ lý vụ án. Trong quá trình xét xử, luật sư N là người bảo vệ quyền lợi của công ty TNHH X đã nhiều lần đến Tòa án để xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ án để có cơ sở bảo vệ cho thân chủ. Vài ngày trước ngày xét xử, công ty cổ phần Y lại nộp thêm chứng cứ cho Tòa án. Công ty TNHH X và luật sư N không được thông báo về việc này, lại chủ quan cho rằng đã gần ngày xét xử nên không nghĩ đến việc bên kia bổ sung chứng cứ. Từ đó dẫn đến việc luật sư N thiếu thông tin về vụ án và quan điểm bảo vệ không thuyết phục được Hội đồng xét xử.

57 Kỷ yếu dự án VIE/95/017, Về pháp luật tố tụng dân sự, Hà Nội, 2000, tr.89. 58

Trần Anh Tuấn (2015), tlđd (15) , tr.47.

59 https://luatminhkhue.vn/phien-toa-so-tham-vu-an-dan-su-la-gi---y-nghia-cua-phien-toa-so-tham-vu-an- dan-su--.aspx, truy cập ngày 06/5/2021.

30

lệnh nâng cao vai trò, quyền chủ động thu thập chứng cứ của Tòa án khi cần thiết. Còn sau này, khi BLTTDS ra đời đã dần nâng cao quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của các đương sự nên quy định đó bị bỏ, kể cả khi cung cấp chứng cứ mới, họ cũng phải chủ động đề xuất với HĐXX. Tuy nhiên, điều đáng nói là song song với thời điểm BLTTDS 2004 (cả chưa sửa đổi, bổ sung lẫn được sửa đổi, bổ sung) đang có hiệu lực thì biểu mẫu “Biên bản phiên toà dân sự sơ thẩm”60 ban hành kèm theo trong hai văn bản hướng dẫn tương ứng là Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP và Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP đều có ghi nhận: “Chủ tọa phiên toà hỏi những người tham gia tố tụng và Kiểm sát viên (nếu có) xem có ai cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới tại phiên toà hay không” tại Phần thủ tục bắt đầu phiên toà. Có thể thấy, hướng dẫn tại hai nghị quyết là không nhất quán với tinh thần của BLTTDS. Chính vì nhận ra điểm mâu thuẫn đó nên khi BLTTDS 2015 có hiệu lực, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP quy định một số biểu mẫu trong TTDS, hoàn toàn loại bỏ ghi nhận nêu trên trong biểu mẫu “Biên bản phiên tòa sơ thẩm”61.

Pháp luật TTDS quy định đương sự có quyền tham gia phiên tòa để cung cấp chứng cứ, tranh luận công khai mọi vấn đề, trong đó vấn đề quan trọng là bảo vệ yêu cầu của mình và phản bác lại yêu cầu của phía bên kia, mà thể hiện rõ nhất nằm chính tại hoạt động tranh luận. Trong tranh luận, các bên tham gia tố tụng tiến hành đưa ra các quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ, kết luận về bản chất pháp lý của vụ việc, phân tích các quy định của pháp luật đề nghị áp dụng và đề xuất các ý kiến giải quyết vụ án. Trên cơ sở đó, HĐXX sẽ có đầy đủ điều kiện để xem xét quyết định về vụ án một cách toàn diện và khách quan.

Ngoài các chứng cứ đã được xem xét và thu thập ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại PTST, đương sự vẫn có quyền đưa ra những chứng cứ mới, bổ sung những chứng cứ đã cung cấp. Đây là một quy định “hai mặt”, vừa đảm bảo mọi sự thật khách quan của vụ án sẽ luôn được tìm ra, vừa dễ trở thành kẽ hở để đương sự (thường là bị đơn) lợi dụng kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến HĐXX cũng như đương sự bên còn lại. Trong nhiều trường hợp khi việc giải quyết vụ việc đã bước vào giai đoạn tranh luận, chuẩn bị tuyên án, đương sự mới xuất trình chứng cứ bất ngờ làm cho đương sự phía bên kia không kịp chuẩn bị lý lẽ để

60 Trong hai Nghị quyết, biểu mẫu đều là mẫu số 13 (Phụ lục số 02).

31

tranh luận, quyền và lợi ích hợp pháp của họ có thể bị ảnh hưởng. Mặt khác, nếu việc xem xét đánh giá chứng cứ đó không thể thực hiện ngay tại phiên tòa mà cần phải có thời gian xác minh thêm mới có thể giải quyết được vụ án thì HĐXX có thể phải tạm ngừng phiên tòa62, thậm chí là phải tạm đình chỉ vụ án nếu vẫn chưa hoàn thành xác minh63. Vụ án “tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ” liên quan đến bài thơ, bài hát Gánh mẹ giữa nguyên đơn ông Trương Minh Nhật với bị đơn là Công ty TNHH Lý Hải Production và ông Đoàn Đông Đức là một ví dụ cụ thể của trường hợp trên64.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 36 - 38)