Đảm bảo trách nhiệm của Tòa án trong việc hỗ trợ đƣơng sự thu thập,

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 61 - 65)

b. Kiến nghị

2.2.Đảm bảo trách nhiệm của Tòa án trong việc hỗ trợ đƣơng sự thu thập,

thập, xác minh chứng cứ

2.2.1. Thực tiễn

Trước đây, trách nhiệm của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ và chứng minh được các văn bản quy phạm pháp luật quy định khá rộng và gần như đặt tất cả nghĩa vụ chủ động điều tra, tiến hành xác minh, lập hồ sơ và đánh giá chứng cứ vào trong nghĩa vụ bắt buộc mà Tòa phải thực hiện, dẫn đến việc hình thành tâm lý ỷ lại, trông chờ của đương sự vào Tòa án. Song, hiện tại, tuy hệ thống pháp luật đã khẳng định lại vị thế của Tòa án là cơ quan xét xử có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ, xác minh chứng cứ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế vì sự ảnh hưởng của mô hình tố tụng thẩm vấn ở nước ta. Theo đó, vai trò và trách nhiệm của đương sự còn phụ thuộc nhiều vào Tòa án – chủ thể quyết định về thủ tục, về giá trị cũng như mức độ đầy đủ của chứng cứ. Điều này được thể hiện rất rõ trong các quy định liên quan đến hậu quả của việc đương sự không cung cấp đầy đủ chứng cứ và thực hiện nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên, mặc dù pháp luật TTDS đặt ra nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh là nguyên tắc đặc thù thể hiện vai trò trung tâm, chủ đạo của đương sự; trao cho họ quyền đồng thời ràng buộc bằng nghĩa vụ nhưng việc kết luận, đánh giá sau cùng thì hoàn toàn lại do Tòa án quyết định, trong khi Tòa án chỉ có trách nhiệm hỗ trợ. Rõ ràng với quy định này chưa thật sự tạo được “màng bảo vệ” tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Cần làm rõ rằng, ở đây, tác giả không phản bác và đi ngược lại với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh được quy định tại Điều 6 BLTTDS 2015 vì bản chất của quan hệ dân sự là quan hệ tư, quyền quyết định và tự định đoạt thuộc về mỗi đương sự và việc xác định vị thế của Tòa án trong nguyên tắc cơ bản của BLTTDS là quy định tiến bộ. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc đề cao quyền và nghĩa vụ của đương sự mà chưa tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của Tòa án

55

thì có lẽ sự hỗ trợ này chỉ tồn tại ở góc độ văn bản, không có giá trị thực thi hoặc nếu có thực thi thì chỉ xuất phát từ sự “nhiệt tình” của Tòa án. Ở khía cạnh khác, nó còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp bản án tuyên không được chính xác, chưa đảm bảo quyền cho đương sự, thậm chí khiến bản án bị hủy bởi vì Tòa chỉ sử dụng những tài liệu chứng cứ mà đương sự cung cấp dẫn đến việc thu thập, đánh giá chứng cứ không đầy đủ. Có thể xem xét ở một số vụ án như sau:

Vụ án thứ nhất:

Bà Trần Thị X có phần đất diện tích 858m2 thuộc thửa 251 tờ bản đồ số 13 loại đất TLN đã được Ủy ban nhân dân huyện C cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 243/QSDĐ/Hưng Long ngày 19/4/1995 cấp đổi ngày 09/10/2001 bà X sử dụng ổn định cho đến năm 2008. Ông Nguyễn Thanh H có phần đất liền kề đã tự ý cắm cọc lấn đất của bà X nên bà đã nộp đơn khởi kiện đến Tòa, yêu cầu ông Nguyễn Thanh H tháo dỡ bỏ hàng rào và trả lại phần đất bị lấn chiếm là 70m2 thuộc thửa 251, tờ bản đồ số 13 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 243/QSDĐ/Hưng Long ngày 19/4/1995 cấp đổi ngày 09/10/2001 do Ủy ban nhân dân huyện C cấp cho bà. Theo trình bày của các đương sự trong quá trình giải quyết, sau khi đổ đất lấp ao phía ông H có xây dựng hàng rào xác định ranh và phía bà X cũng xây dựng hàng rào. Ngoài ra, ông H cho rằng diện tích đất tranh chấp do ông và gia đình thực tế quản lý sử dụng từ trước năm 1975 đến nay. Tuy nhiên theo Bản đồ hiện trạng vị trí số 10387/ĐĐBĐ-VPTP, ngày 24/07/2015 và Bản đồ hiện trạng vị trí số 100091/ĐĐBĐ-VPTP, ngày 26/12/2014 của Trung tâm đo đạc bản đồ – Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh không thể hiện rõ có hàng rào hay không. Tòa án cấp sơ thẩm đã không tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ để xác định hiện trạng có hàng rào như lời trình bày của đương sự, không xác định ai là người xây dựng hàng rào và xây dựng vào thời điểm nào. Cho nên bản án phúc thẩm số 1148/2018/DS-PT ngày 30/11/2018 tuyên hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại với lý do Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, chưa thu thập đầy đủ chứng cứ98.

Vụ án thứ hai99:

Ông Vũ Văn B (nguyên đơn) và ông Trần Văn V (bị đơn) có ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 01/2017/ HĐHTKD thỏa thuận thực hiện các công việc

98 Phụ lục số 01.

56

như: hợp tác đầu tư kinh doanh khai thác cát theo Giấy phép khai thác cát do UBND tỉnh Tây Ninh cấp cho doanh nghiệp tư nhân P, giá trị quyền khai thác là 10 tỷ. Ông B đã chuyển tiền cho chi nhánh H vào ngày 03/7/2017 và ngày 9/12/2017. Ngày 22/12/2017, ông B và chi nhánh H ký thêm biên bản thỏa thuận, với nội dung: Ông B chuyển cho chi nhánh H 3 tỷ và trong thời hạn 60 ngày chi nhánh H phải chuyển nhượng cho ông B quyền khai thác cát. Sau khi hoàn thành sẽ chuyển 2 tỷ còn lại. Tuy nhiên, chi nhánh H và doanh nghiệp tư nhân P không thực hiện đúng cam kết nên ông B khởi kiện để yêu cầu thực hiện đúng nghĩa vụ. Tại bản án số 01/2018/KDTM-ST ngày 05/12/2018 của TAND huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh về việc tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh, Tòa tuyên chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, theo đó nhận định: “Việc ông V và ông B xác lập Hợp đồng hợp tác kinh doanh dựa trên Biên bản thỏa thuận ngày 02/10/2016 và Giấy cam kết ngày 26/6/2017; các tài liệu văn bản này có chữ ký của ông T và đóng dấu của doanh nghiệp tư nhân P, do ông B cung cấp, được ông Y thừa nhận nên được xác định là chứng cứ có giá trị chứng minh trong vụ án theo quy định tại Điều 93 BLTTDS”.

Qua đó, ta thấy rằng nhận định này của Tòa là chủ quan và thiếu căn cứ. Bởi đây chỉ là các tài liệu mà phía bị đơn cung cấp cho Tòa và được sự thừa nhận từ phía người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chứ không phải nguyên đơn. Hơn nữa, trong các bản khai đã có những mâu thuẫn giữa các đương sự với nhau nhưng thay vì tiến hành các thủ tục khác để xem xét , đánh giá và làm rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm lại chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Vụ việc này, sau đó đã được TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm và ban hành Quyết định số 33/2019/KDTM-GĐT ngày 06/11/2019, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do là Tòa án cấp sơ thẩm không tiến hành trưng cầu giám định chữ ký trong giấy chuyển nhượng ngày 26/6/2017 mà chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là không có căn cứ vững chắc100.

Hay trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng A - Chi nhánh B và vợ chồng ông Đại Văn T1, bà Nguyễn Thị P101. Tòa án cấp sơ thẩm không đưa các con của ông T, bà P vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như không làm rõ công sức đóng góp của họ đối với số tài

100

Phụ lục số 01.

101 Quyết định giám đốc thẩm số 25/2017/KDTM-GĐT ngày 11/9/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Phụ lục số 01).

57

sản đem thế chấp tại ngân hàng nên quyết định giám đốc thẩm đã tuyên hủy toàn bộ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vì việc thu thập và đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Có thể thấy, tình trạng các Thẩm phán không thu thập, xem xét, nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ một cách toàn diện, đầy đủ khách quan như những ví dụ nêu trên còn diễn ra khá phổ biến, làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự không chính xác, bị kéo dài, trải qua nhiều cấp xét xử, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

2.2.2. Kiến nghị

Thứ nhất, tác giả cho rằng đề xuất khả thi nhất để hoàn thiện các quy định về chế định này đó là cần điều chỉnh và hướng dẫn cụ thể hơn trong quy định của BLTTDS hiện hành về đảm bảo trách nhiệm hỗ trợ đương sự thu thập, cung cấp chứng cứ của Tòa án. Theo đó, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về các trường hợp Tòa án có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp pháp lý để thu thập tài liệu, chứng cứ, bao gồm cả trường hợp đương sự không có yêu cầu nhưng thông tin, tài liệu cần thu thập lại có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án.

Thứ hai, hiện nay các quy định về chế tài được áp dụng xử lý khi Tòa án có hành vi vi phạm tố tụng dẫn đến việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, toàn diện, thậm chí không chính xác là chưa rõ ràng, chưa cụ thể. Theo đó, chế tài nặng nhất được áp dụng để xử lý cơ quan tiến tụng mà điển hình là Tòa án chủ yếu là các hình thức khiển trách, kỷ luật trong nội bộ ngành Tòa án khi có những sai phạm trong quá trình giải quyết và ban hành bản án. Do vậy, sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý phải chịu hầu như là chưa đủ để các Tòa án tuân thủ một cách nghiêm túc và chính xác các quy định pháp luật. Tác giả kiến nghị rằng nhà lập pháp cần căn cứ vào từng chủ thể vi phạm, hành vi vi phạm, tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm TTDS để qua đó thiết lập nên các chế tài pháp lý hiệu quả và khả thi.

Thứ ba, để khắc phục tình trạng các Thẩm phán xem xét, đánh giá chứng cứ chưa khách quan và đầy đủ, ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án dân sự làm cho quyền và lợi ích người dân không được bảo đảm cần phải nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho các Thẩm phán. Công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các Thẩm phán cần được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục. Đồng thời các Thẩm phán cũng cần có những diễn đàn để trao đổi thẳng thắn, góp ý mang tính xây dựng về khiếm khuyết, sai sót còn tồn tại, cần khắc phục.

58

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 61 - 65)