b. Kiến nghị
2.3. Đảm bảo quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, giao nộp tà
nộp tài liệu chứng cứ của đƣơng sự và Tòa án
2.3.1. Thực tiễn
Pháp luật TTDS trao cho đương sự quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ phải có nghĩa vụ cung cấp khi nhận được yêu cầu hợp lệ từ đương sự. Tuy nhiên lại không hề ràng buộc giữa quyền của bên này và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của bên kia nên trên thực tế có nhiều trường hợp mặc dù đương sự đã mất rất nhiều công sức, thời gian đi lại để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu chứng cứ cung cấp, song kết quả mà người khởi kiện hay đương sự nhận được là bị từ chối, không nhận được phản hồi hoặc được cung cấp nhưng không đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn luật định.
Mặt khác, không chỉ có đương sự bị gây khó dễ mà ngay cả Tòa án cũng phải nản lòng vì thái độ làm việc và ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể nêu trên khi có văn bản yêu cầu cung cấp chứng cứ của chính Tòa án cũng không có văn bản trả lời hoặc tìm mọi lý do để thoái thác,… Đơn cử như trường hợp TAND huyện Q giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà H với chị L. Theo bà H thì vợ chồng bà không ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất mà do người cháu của bà giả mạo chữ ký. Tuy nhiên, vì không thể cung cấp được hồ sơ chuyển nhượng đất nên bà H đã có đơn yêu cầu Tòa án thu thập hồ sơ đang lưu giữ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Q để trưng cầu giám định chữ ký. Trên cơ sở đơn yêu cầu của đương sự, Tòa án đã ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Q. Sau một thời gian không thấy hồi âm, Tòa án đã nhiều lần cử cán bộ đến trực tiếp hỏi thì đều nhận được câu trả lời “hồ sơ đã bị thất lạc”. Thế nhưng, sau khi Tòa án gửi công văn thông báo sẽ kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm về việc để mất hồ sơ địa chính thì ngay sau đó liền nhận được “lời mời” đến nhận hồ sơ102.
Hay vụ việc tranh chấp về xác định tư cách góp vốn của các thành viên công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ E (Sau đây gọi là Công ty E), vụ việc được TAND tỉnh Đồng Nai thụ lý giải quyết từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa xét xử sơ thẩm mà lý do chủ yếu là các chủ thể đang lưu giữ tài liệu chứng cứ quan trọng
102 Phạm Thái Quí, “Thu thập chứng cứ trong Tố tụng dân sự còn gian nan”, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/05/03/4812/, truy cập ngày 17/6/2021.
59
từ chối hoặc không cung cấp. Theo đó, thời điểm Công ty E được thành lập có 2 thành viên là bà Nguyễn Thị Loan A và bà Nguyễn Thị L, tổng số vốn là 4.050.000.000 đồng. Bà A cho rằng bà L không góp vốn, không hợp tác mà ủy quyền cho bà Nguyễn Thị T chiếm đoạt con dấu và quản lý mọi công việc của công ty cho nên khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Đồng Nai tuyên không công nhận tư cách thành viên của bà L. Không đồng ý với nội dung này, bà L đã làm đơn yêu cầu phản tố với nội dung: Không đồng ý yêu cầu khởi kiện của bà A, bà cho rằng bà A không góp vốn, không tham gia hoạt động của công ty mà chỉ đứng tên trên danh nghĩa. Cho nên yêu cầu (i) không công nhận bà A là thành viên công ty và (ii) yêu cầu hủy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giả đề ngày 22/8/2010 vì cấp sai do không có biên bản họp thành viên công ty hợp lệ và các giấy đăng ký cũ còn hiệu lực nên bà A tự ý đi cấp lại. Xét thấy, hồ sơ các đương sự cung cấp chưa đủ cơ sở để giải quyết, ngày 28/10/2016 TAND tỉnh Đồng Nai đã phát hành Công văn số 399/CV- TA đề nghị Phòng Cảnh sát Công an tỉnh Đồng Nai trả lời. Ngày 29/11/2016 Tòa nhận được Công văn phúc đáp số 49/PC 46 với nội dung: “vụ án tranh chấp con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giữa các thành viên Công ty A đã được Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Đồng Nai thụ lý giải quyết. Do vậy, yêu cầu Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Đồng Nai cung cấp toàn bộ lời khai của các bên đương sự trong vụ án cho Tòa án. Ngày 17/01/2017, do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Đồng Nai không cung cấp chứng cứ cũng như không có bất cứ phản hồi nào về việc cung cấp chứng cứ, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục phát hành công văn số 25/CV-TA103
. Tuy nhiên, cơ quan này cũng không phản hồi. Ngày 01/3/2017, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục phát hành công văn số 88/CV-TA về việc yêu cầu Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Đồng Nai trả lời và cung cấp chứng cứ104. Điểm đáng lưu ý là trong các công văn này, Tòa án đều quy định rõ thời hạn phải có nghĩa vụ cung cấp, trường hợp không cung cấp được phải nêu rõ lý do. Tuy nhiên, qua nhiều lần có văn bản đề nghị, câu trả lời mà Tòa án nhận được chỉ là sự “im lặng”. Sự chậm trễ, thiếu thiện chí này làm cho vụ án bị trì hoãn, kéo dài, thậm chí đã quá thời hạn giải quyết vẫn chưa có phán quyết cuối cùng.
103 Phụ lục số 02.
60
So sánh trong mối tương quan với BLTTDS 2004, tuy BLTTDS 2015 đã có điểm tiến bộ hơn khi bổ sung quy định cơ quan, tổ chức không cung cấp cho Tòa án mà không có lý do chính đáng thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự105 nhưng lại không quy định cụ thể hình phạt phải áp dụng như thế nào, cũng như bỏ sót chế tài đối với hành vi cản trở đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho các yêu cầu của họ. Như vậy, dù việc bổ sung được đánh giá là “bước tiến mới” so với các quy định cũ thì vẫn không có giá trị thực thi trên thực tế bởi chưa thực sự rõ ràng và đầy đủ để áp dụng.
2.3.2. Kiến nghị
Mặc dù cùng đối chiếu để bổ sung với quy định tại Điều 498 của BLTTDS năm 2015, nhưng với các Điều 21, 48 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này là cảnh cáo, phạt tiền) và chế tài hình sự (người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm106
), tác giả cho rằng những quy định này còn khá chung chung, thiếu tính khả thi trong thực tiễn áp dụng, đặc biệt là không đảm bảo tinh thần của nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh. Đây cũng chính là điểm khác biệt so với quy định của BLTTDS Liên bang Nga. Theo đó, khoản 3 Điều 57 BLTTDS Liên bang Nga quy định trong trường hợp đương sự không thông báo cho Tòa án hoặc không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì những người có chức vụ bị phạt tiền đến mức 10 lần mức lương tối thiểu, công dân bị phạt tiền đến mức 05 lần mức lương tối thiểu, nếu họ không phải là những người tham gia tố tụng107. Như vậy, có thể thấy, pháp luật TTDS Nga đã đặt ra chế tài và mức phạt khá nặng, trực tiếp “đánh vào túi tiền” đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án của các cá nhân, tổ chức đang nắm giữ. Thiết nghĩ đây là quy định rất tiến bộ, được quy định rõ ràng và chi tiết mà Việt Nam có thể tham khảo.
105
Khoản 3 Điều 106 BLTTDS 2015.
106 Điều 383 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu.
107 https://tailieu.vn/doc/tim-hieu-bo-luat-to-tung-dan-su-lien-bang-nga-phan-1-1810371.html, truy cập ngày 01/7/2021.
61
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu pháp luật liên quan đến chế tài xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản tại:
- Điểm g khoản 2 Điều 65 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP108 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ: “Công chức TAND các cấp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định từ Điều 54 đến Điều 64 Chương VI của Nghị định này”; Điều 70 của Nghị định (quy định về thẩm quyền và hình phạt được áp dụng của TAND).
- Điều 55 Luật phá sản năm 2014 (quy định về hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ): “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản mà không cung cấp đầy đủ, kịp thời hoặc cung cấp không chính xác tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã, TAND, VKSND, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nếu không có lý do chính đáng”.
Tác giả cho rằng, BLTTDS hiện hành cũng cần tham khảo tinh thần của các quy định trên khi đặt ra trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ mà từ chối cung cấp khi đương sự có yêu cầu. Những nhà lập pháp cần phải xem xét, đánh giá trong mối tương quan giữa trách nhiệm cung cấp chứng cứ, các hành vi vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm, từng đối tượng cụ thể, tính chất quan trọng của từng tài liệu được yêu cầu cung cấp,… để qua đó đưa ra mức xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự phù hợp với từng hành vi, làm cơ chế rõ ràng cho mỗi Tòa án có căn cứ áp dụng, tránh tình trạng chung chung, thiếu minh bạch như hiện nay. Theo đó, tác giả đưa ra đề xuất như sau:
- Tách hai hình phạt là xử phạt hành chính và xử phạt hình sự được quy định một cách chung chung tại Điều 106 BLTTDS;
- Đối với trường hợp chủ thể có thẩm quyền đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ nhưng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng thời hạn theo yêu cầu của đương sự thì dựa vào các điều luật là 106, 489, 495 và những quy định khác có liên quan để xử phạt hành chính (ngoài ra còn phải quy định rõ mức phạt cho từng hành vi trong BLTTDS hoặc tại Luật xử lý vi phạm hành chính, văn bản khác có liên quan), cụ thể bổ sung bằng một điều luật mới sau:
108
Nghị định ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
62
“Điều …. Xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu của đương sự về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của đương sự về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang quản lý, lưu giữ mà không có lý do chính đáng thì theo yêu cầu của đương sự, Tòa án có thể xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Lý do chính đáng là ….. 2. …….”;
- Đối với trường hợp chủ thể có thẩm quyền đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ nhưng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng thời hạn theo yêu cầu của Tòa án (cũng như Viện kiểm sát) mà không có lý do chính đáng thì áp dụng hình phạt nặng hơn. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh được ghi nhận trong BLTTDS đã giúp cho các Tòa án giảm bớt được gánh nặng công việc khi giải quyết các vụ việc dân sự. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện trên thực tế nguyên tắc này vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Theo đó, tại Chương 2 của Khóa luận, tác giả đã đưa ra những kiến nghị như sau:
Một là, kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn rõ quy định tại khoản 5 Điều 189 BLTTDS năm 2015 về những tài liệu chứng cứ hiện có mà người khởi kiện phải giao nộp kèm với đơn khởi kiện.
Hai là, kiến nghị bổ sung thêm các quy định về phương thức hỗ trợ người khởi kiện, đương sự thực hiện nghĩa vụ thu thập, cung cấp tài liệu chứng cứ.
Ba là, kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn thời hạn giao nộp chứng cứ tại khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015.
Bốn là, bổ sung văn bản hướng dẫn cụ thể về các trường hợp Tòa án có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp pháp lý để thu thập tài liệu, chứng cứ, bao gồm cả trường hợp đương sự không có yêu cầu nhưng thông tin, tài liệu cần thu thập lại có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án; các quy định xử phạt đối với chủ thể tiến hành tố tụng, đồng thời yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để tăng cường trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ đương sự thu thập, xác minh chứng cứ.
Năm là, quy định chế tài xử phạt hành chính đối với trường hợp chủ thể có thẩm quyền đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ nhưng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng hạn theo yêu cầu của đương sự mà không có lý do chính đáng. Đồng thời, đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ nhưng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng hạn theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
64
KẾT LUẬN CHUNG
Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng của pháp luật tố tụng dân sự, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết các vụ việc dân sự. Trên cơ sở đi sâu phân tích những nội dung của đề tài “Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật, đồng thời tham khảo bài học kinh nghiệm từ pháp luật TTDS một số quốc gia như Trung Quốc, Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức điều chỉnh về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, tác giả đã đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật hiện hành, nhằm đảm bảo được tính hiệu quả, khả thi của nguồn luật thực định, đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế với xu hướng hài hòa hóa các quy định của pháp luật trong nước với pháp luật quốc tế.
Tuy không mới nhưng “Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong