Một người ca nữ đất La thành chết trẻ đã gợi hứng cho Nguyễn Du làm bài thơ Điếu La Thành Ca Giả, và liên tưởng đến chuyện cũ với điển tích Liễu Kỳ Thanh.
ĐIẾU LA THÀNH CA GIẢ Nhất chi nùng diễm há bồng doanh Xuân sắc yên nhiên động lục thành
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh Trủng trung ưng tự hối phù sinh Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng Phong nguyệt khơng lưu tử hậu danh
Tưởng thị nhân gian vơ thức thú Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh VIẾNG CA NỮ ĐẤT LA THÀNH
Một cành hoa đẹp rời cõi tiên Dung nhan diễm lệ sáu thành nghiêng
Đời ai thương cho kẻ bạc mệnh Hối kiếp phù sinh dưới mồ riêng Lúc sống nghiệp phấn khơng rửa hết
Chết đi cịn lại tiếng phong lưu Nghĩ rằng thế gian chẳng ai biết Suối vàng làm bạn cùng Liễu Khanh
Chú thích:
(1) La Thành: chỉ thành Nghệ An. Thành này cĩ nhiều tên như Lam Thành, Tiểu Khẩu Thành, Nghệ An Thành, Nghĩa Liệt Thành, tục truyền trương Phụ đắp ở chốn bến Phù Thạch nơi La Giang và Lam Giang gặp nhau. Đời Lê, đã rời bỏ Phù Thạch mà lập ở xã Yên Trường, tức là Vinh ngày nay. (2) Liễu Kỳ Khanh (987-1053): tức Liễu Vĩnh, một nhà làm từ nổi tiếng đời Tống. Ơng về già mới đỗ Tiến sĩ và giữ những chức quan nhỏ. Thuở thiếu thời thường lui tới các xĩm chị em. Trên quan điểm của một nhà văn bất đắc chí, ơng làm nhiều bài từ tả cuộc sống của kỹ nữ bị áp bức trong xã hội phong kiến và tỏ mối đồng tình với họ. Tương truyền Liễu Vĩnh chết, kỹ nữ gĩp tiền chơn cất, tổ chức "Ngày bảy viếng Liễu Vĩnh", "hội viếng Liễu".