Trong lần thãm viếng Thăng Long trước khi đi sứ Trung Quốc, ngồi cơ Cầm, Nguyễn Du cĩ dịp gặp lại vài người quen biết lúc trước. Ơng cho những nhận xét về họ với tất cả chân tình. Những cơ gái xinh đẹp quen biết lúc trước nay đều đã đèo bồng con trẻ, những người bạn thân thiết lúc trước nay đều đã làm ơng, làm bố.
THĂNG LONG I (1) (120/249) Tản Lĩnh Lơ Giang tuế tuế đồng. Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long (2)
Thiên niên cự thất thành quan đạo, Nhất phiến tân thành một cố cung. Tương thức mỹ nhân khan bão tử, Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ơng.
Quan tâm nhất dạ khổ vơ thụy, Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.
THĂNG LONG I
Núi Tản sơng Lơ qua bao nãm trời đều vẫn vậy. Bạc đầu nay lại thấy được Thăng Long.
Những tịa nhà cũ nghìn xưa, nay đã trở thành đường đi, Một dải thành mới thay dấu cung điện cũ.
Những người đẹp biết ngày xưa nay đều đèo bồng con trẻ, Bạn hào hiệp lúc trẻû cũng đều già cả.
Suốt đêm khổ tâm nghĩ ngợi khơng ngủ được, Tiếng sáo nghe văng vẳng trong ánh trăng.
Chú thích
(1) Thăng Long: Từ đời Lý, kinh đơ Việt Nam đĩng tại Thăng Long. Thăng Long nghĩa đen là rồng hiện lên. Đến đời Nguyễn, Gia Long đĩng đơ tại Huế, và đổi chữ Thăng Long là rồng hiện thành chữ Thăng Long là thịnh vượng. Nhưng trong vãn thơ, cổ nhân vẫn viết chữ theo tên cũ Thăng Long là rồng hiện.
(2) Bạch đầu: Nguyễn Du mới ba mươi tuổi đã bạc đầu và dùng chữ này để nĩi về mình trong rất nhiều bài thơ trong Thanh Hiên Thi tập và Nam Trung tạp ngâm. Nhưng chữ bạch đầu trong bài này nĩi về tuổi già. Bởi Nguyễn Du rời Thăng Long lúc nhà Lê mạt (1789), vua Lê chạy sang Trung Quốc, lúc ấy Nguyễn Du mới 25 tuổi. Đến khi Gia Long lên ngơi (1802) Nguyễn Du từ Hà Tĩnh ra Thăng Long làm quan. Lúc ấy Nguyễn Du 37 tuổi. Đến khi vâng mệnh đi sứ Trung Hoa (1813), Nguyễn Du đến Thăng Long một lần nữa. Bài thơ này làm lúc ra Thăng Long để sang Trung Quốc. Lúc đĩ Nguyễn Du đã gần năm mươi tuổi. Cho lên mới nĩi Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.