Tác giả: TS Nguyễn Thị Quế An h Cập nhật: 05/06/

Một phần của tài liệu chuyen de nguyen du (Trang 83 - 94)

Giải mã ngơn ngữ trong Truyện Kiều người đọc sẽ cảm nhận, thụ hưởng và khai thác được các giá trị văn hố đặc sắc nhất của người Việt mà Nguyễn Du đã kí thác trong đứa con tinh thần của mình. Đĩ là các giá trị làm nên hồn cốt Việt, khơng thể trộn lẫn, bao gồm: giá trị triết học, giá trị luân lí, giá trị xã hội, giá trị tơn giáo, giá trị văn chương…

1.Nguyễn Du và Truyện Kiều từ gĩc nhìn giáo dục

Nguyễn Du (1765 - 1820) cĩ tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh). Ngay từ nhỏ, Nguyễn Du đã nổi tiếng thơng minh, đĩnh ngộ, sớm bộc lộ tài năng sáng tạo văn chương. Kế thừa truyền thống của một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và cĩ nhiều người sáng tác văn chương, kết hợp với những trải nghiệm cuộc đời từng sống sung túc cũng như từng nếm trải thăng trầm, bơn ba vất vả, rồi trải nghiệm của lần đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã hồn thiện và nâng tầm khái quát trong tư tưởng về xã hội và thân phận con người trong các sáng tác văn chương.

Cĩ thể nĩi, Nguyễn Du và những tác phẩm văn chương của Nguyễn Du được hình thành khơng chỉ từ học vấn Nho giáo kết hợp hài hồ với các tri thức văn hố dân gian; từ bối cảnh xã hội hết sức phức tạp Nguyễn Du từng trải nghiệm trong cuộc đời mà dường như cịn được hình thành từ những yếu tố vũ trụ siêu phàm, từ một khoảnh khắc loé sáng kết tinh trầm tích văn hố của bao số phận con người, của dịng đời, của cả xã hội phong kiến Việt Nam thời đĩ.

Nguyễn Du để lại cho hậu thế vốn liếng văn chương gồm ba tập thơ chữ Hán với 249 bài: Thanh

Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâmvà Bắc hành tạp lục; và những sáng tác bằng chữ Nơm tiêu

biểu: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Văn tế sống hai cơ gái Trường Lưu, Thác lời

trai Phường Nĩn và Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh). Tồn bộ các tác phẩm của Nguyễn Du

đều chứa chan tình yêu thương đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài

Nhân – một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuơi của Trung Quốc. Khi sáng tác, Nguyễn Du đặt tên tác phẩm là Đoạn trường tân thanh với ý nghĩa: tác phẩm là tiếng nĩi mới về một nỗi đau đứt ruột. Tuy bám sát Kim Vân Kiều truyện từ cốt truyện cho đến những nhân vật, những tình tiết, những biễn nhưng Nguyễn Du đã tạo nên cái đặc sắc, khác biệt cho Truyện Kiều của mình bằng tài hoa của một thiên tài ngơn ngữ; tái tạo, bổ sung và làm mới Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bằng thể thơ lục bát của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Du thêm bớt vào cốt truyện cũ, nền của bức tranh cũ độ đậm nhạt, sáng tối khác biệt, tạo ra một thế giới nhân vật vừa đa dạng, rõ nét, vừa mới mẻ đến ngỡ ngàng. Tài năng khắc hoạ tính cách nhân vât, nghệ thuật dẫn truyện, sự tinh tế trong ngơn ngữ văn chương của nghệ sĩ thiên tài Nguyễn Du đã nâng thể loại truyện thơ Nơm Việt Nam lên đỉnh cao chĩi lọi trong văn đàn thi ca trung đại.Truyện Kiều – tiếng nĩi mới về một nỗi đau đứt ruột cho người đọc thấy những suy tư, trăn trở, cảm thơng, chia sẻ của Nguyễn Du về số phận con người và cuộc đời. Vì thế, Truyện Kiều của Nguyễn Du cĩ sức sống mãnh liệt và chiều sâu trí tuệ mà nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân khơng thể cĩ được.

Với 3.254 câu thơ lục bát, Truyện Kiều là câu chuyện kể về người con gái bất hạnh Vương Thuý Kiều. Tuy xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng Vương Thuý Kiều lại vừa cĩ tài, vừa cĩ sắc. Lớn lên, nàng yêu chàng trai Kim Trọng hào hoa, phong nhã. Tai hoạ bất ngờ ập tới: cha và em trai bị bắt, bị đánh đập, nhà cửa bị cướp sạch sẽ, tan hoang. Để cứu gia đình khỏi cơn nguy khốn, Thuý Kiều, khơng cịn cách nào khác, phải bán mình lấy tiền chuộc cha và em. Từ đĩ, cuộc đời Thuý Kiều trải qua bao gian truân, tai hoạ. Thuý Kiều bị lừa phải hai lần làm kĩ nữ ở nhà chứa, rồi làm lẽ, đi ở, đi tu… bất hạnh nối bất hạnh, cĩ lúc dồn bức nàng phải tìm tới cái chết…

Truyện Kiều là câu chuyện đời thê lương, bất hạnh về số mệnh của người con gái nhà lành cĩ tài, cĩ

sắc trong xã hội phong kiến. Dưới ngịi bút Nguyễn Du, số mệnh của người con gái bất hạnh cĩ sức lan toả và tạo xúc động sâu sắc. Qua nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du khái quát lên số mệnh của con người nĩi chung trong xã hội phong kiến bất cơng, tàn bạo. Hồi Thanh, nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã từng cho rằng vấn đề đặt ra trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là vấn đề về quyền sống của con người trong xã hội phong kiến. Nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã từng kết nối cuộc đời nàng Kiều với “cuộc đời dân tộc”:

Chạnh thương cơ Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên…

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã cắt nghĩa những bất hạnh của Thuý Kiều bằng thuyết tài mệnh

tương đố của Nho học truyền thống. Nguyễn Du lí giải mọi bất hạnh của Thuý Kiều đều bởi mâu thuẫn giữa tài và mệnh mà ra. Vì Thuý Kiều nhiều tài nên số phận của Thuý Kiều khơng tránh được bất hạnh dồn gối bất hạnh. Nguyễn Du muốn hố giải mâu thuẫn ấy cho Kiều bằng chữ tâm.

Nguyễn Du cho rằng con người phải thực hiện được chữ tâm, phải “tu tâm”. Truyện Kiều đã được mở đầu bằng hai câu thơ:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.

để rồi khép lại trong phần kết tác phẩm với câu:

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Cắt nghĩa cuộc đời Thuý Kiều bằng thuyết tài mệnh tương đố, tái hiện lại cuộc sống xã hội phong kiến một cách trung thực vào tác phẩm, ngịi bút thiên tài của Nguyễn Du đạt đến ý nghĩa hiện thực, ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Xét ở gĩc độ giáo dục, tìm hiểu Truyện Kiều khơng chỉ là đi tìm hiểu nội dung một văn bản truyện thơ kế thừa được truyền thống văn hố fonklore của Việt Nam, qua ca dao, dân ca… mà cịn là bắt tay vào tìm hiểu một thể loại văn bản nghệ thuật truyện thơ Nơm với những cách tân mới mẻ, ấn tượng trên các phương diện: Tư tưởng mới mẻ so với tư tưởng phong kiến bảo thủ của thời trung đại; ngơn ngữ thơ mới mẻ bởi kế thừa sáng tạo kho tàng văn hố fonklore của dân tộc; lịng nhân đạo cao cả đối với con người được thể hiện điển hình qua nhân vật Thuý Kiều…

Từ gĩc độ giáo dục, Truyện Kiều khơng chỉ giúp người đọc hiểu một văn bản truyện thơ lục bát; hiểu một loại văn bản nghệ thuật ngơn từ thấm đẫm hương vị fonklore trong văn thơ Nơm, hiểu xã hội nhiễu nhương, hỗn loạn thời phong kiến mà cịn cho người đọc thưởng thức, thụ hưởng một đỉnh cao ngơn ngữ hàm chứa nét riêng trong bản sắc văn hố, mang hồn cốt dân tộc.

Chỉ với 3.254 câu thơ lục bát, Nguyễn Du xây dựng hai tuyến nhân vật, tạo được kết cấu chương hồi để từ đĩ vẽ ra tồn cảnh xã hội Việt Nam thời trung đại. Đọc Truyện Kiều, người đọc thấy một Nguyễn Du trí tuệ, mẫn tiệp về tư tưởng, ngơn từ, cấu tứ và sắp xếp tuyến nhân vật; một Nguyễn Du sáng tạo, uyên bác, độc đáo lạ thường… Cái tài, cái tâm, nỗi niềm đau đời và thương cảm cho số phận con người, nhất là số phận người phụ nữ vốn rất bị xem nhẹ trong xã hội cũ đều bộc lộ rõ nét trong tác phẩm của Nguyễn Du. Truyện Kiều đã khắc đậm lịng thương cảm, tình yêu đối với con người, với thiên nhiên vạn vật và cuộc đời; gĩp tiếng nĩi lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp, vùi dập con người; đồng thời khẳng định, đề cao phẩm chất, tài năng của con người; khẳng định những khát vọng chân chính về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về cơng lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người. Khái quát của Nguyễn Du về cuộc đời, về thân phận con người, đặc biệt là thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ luơn mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc thương yêu, đồng cảm, chia sẻ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Rằng lời bạc mệnh cũng là lời chung.

(Truyện Kiều)

Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu.

(Văn chiêu hồn)

Cĩ thể thấy, Nguyễn Du là người đầu tiên trong văn học trung đại cĩ cái nhìn nhân đạo sâu sắc và phản ánh một cách tập trung vấn đề thân phận những người phụ nữ cĩ sắc đẹp, cĩ tài năng văn chương nghệ thuật: thơ, hoạ, nhạc… trong xã hội cũ. Nguyễn Du đã đặt ra một vấn đề mới mẻ và

quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. Đĩ là xã hội cần trân trọng những giá trị tinh thần, đồng thời cần trân trọng, tơn vinh chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đĩ. Là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học, Nguyễn Du đã đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, con người trần thế. Cũng vì vậy,Truyện Kiều cịn là bản tình ca ca ngợi, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp diệu kì của tình yêu đơi lứa.

Trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay, Truyện Kiều được trích đoạn giảng dạy chính thức trong trường Trung học cơ sở (lớp 9 với các trích đoạn: Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở

lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều), Trung học phổ thơng (lớp 10 với các trích đoạn: Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, Thề nguyền); trong các trường Đại học khối ngành Xã

hội Nhân văn cũng học tác giả và các tác phẩm của Nguyễn Du, trong đĩ chú trọng Truyện Kiều và một số bài thơ viết bằng chữ Hán. Đây thực sự là một điều rất đáng mừng bởi lớp lớp hậu thế sinh sau đã khơng quên lịch sử, đã và đang gĩp phần làm cho tác phẩm và tác giả Truyện Kiều khơng chỉ sống 300 năm như mong đợi của Nguyễn Du mà chắc chắn sẽ trường tồn mãi mãi trong hồn cốt dân tộc, trong nền văn hố Việt Nam.

2.

Truyện Kiều của Nguyễn Du từ gĩc nhìn văn hố

Trong Truyện Kiều, mỗi câu thơ đều nhuốm một vẻ đẹp u tịch, thấm đẫm triết học, mĩ học của thơ ca phương Đơng; hiển hiện những đường nét lung linh của văn hố Á Đơng, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Màu sắc trữ tình kết hợp với những triết lí khái quát trong ngơn ngữ nghệ thuật thơ đã mang đến cho tác phẩm lớp trầm tích văn hố độc đáo. Ngồi thuyết tài mệnh tương đố, Nguyễn Du dường như đã gửi gắm tồn bộ thế giới quan của mình về xã hội qua các câu thơ nhận xét về cuộc đời lưu lạc của Thuý Kiều:

Ngẫm hay muơn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người cĩ thân. Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Nhìn từ gĩc độ văn hố, Truyện Kiều của Nguyễn Du ngồi nội dung câu chuyện đời thê lương, bất hạnh về số mệnh của một người con gái nhà lành cĩ tài, cĩ sắc để khái quát lên số mệnh của con người nĩi chung trong xã hội phong kiến bất cơng cịn mang nội dung giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Truyện Kiều là cáo trạng bằng thơ phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX: xã hội kim tiền, xấu xa, đồi bại và đầy rẫy những bất cơng, thối nát. Ca ngợi nàng Kiều – người con gái tài sắc, thơng minh, nhạy cảm, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, cĩ ý thức về nhân phẩm, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ phẩm giá nhưng lại luơn bị xã hội phong kiến vùi dập, chà đạp, Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc với những khát vọng chân chính của Thuý Kiều, cũng như của con người nĩi chung về quyền sống, về tự do, về cơng lí, tình yêu, hạnh phúc. Nguyễn Du đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, con người xã hội trần thế cũng như trân trọng những giá trị tinh thần và chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần, đặc biệt hơn nếu chủ thể sáng tạo ra giá trị tinh thần lại là người phụ nữ cĩ tài, cĩ sắc:

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Nếu văn hố được hiểu như cách hiểu của F. Mayor, Tổng Giám đốc UNESCO: “Văn hố bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” thì Nguyễn Du và tác phẩm Truyện

Kiều là một minh chứng điển hình cho văn hố Việt Nam. Nội dung Truyện Kiều phong phú, đa

dạng, tầng tầng ý nghĩa, hàm súc, chân xác mà lại vơ cùng biến ảo. Nguyễn Du đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các thành ngữ, ca dao, các điển cố, điển tích khiến cho Đoạn trường tân thanh trở thành một tập Đại thành ngơn ngữ của văn học dân tộc. Ngơn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội tâm nhân vật. Ngơn ngữ đối thoại thể hiện tinh tế tính cách và hồn cảnh nhân vật. Ngịi bút ước lệ, ẩn dụ, tượng trưng… kết hợp với việc sử dụng ngơn từ đắc địa đã làm cho các nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính – Thuý Kiều thêm rạng ngời, toả sáng, in sâu trong tâm trí người tiếp nhận, từ vẻ đẹp ngoại hình đến nét đẹp nội tâm…

Văn hố biểu hiện trong lí tưởng sống, trong các quan niệm về thế giới và nhân sinh, trong tín ngưỡng, trong lao động và đấu tranh, trong tổ chức đời sống, tạo dựng xã hội, trong cách thể hiện lí tưởng thẩm mĩ… Tất cả những điều đĩ đều hiển hiện trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Con đường khám phá cái hay, cái đẹp, đến với những giá trị nhân văn của một tác phẩm văn chương phải xuất phát từ đặc trưng thể loại và đặc trưng ngơn ngữ. Với Truyện Kiều, người đọc cũng bắt đầu từ việc giải mã ngơn ngữ nghệ thuật của truyện thơ Nơm lục bát để đến với những giá trị nhân văn, giá trị văn hố đặc sắc của cha ơng, của dân tộc, và của nhân loại. Nghiên cứu ngơn ngữ nghệ thuật trong Truyện Kiều từ gĩc độ văn hố, giải mã văn hố là một trong những hướng tiếp cận khá mới mẻ. Thơng qua kết cấu tác phẩm, qua bĩc tách mã văn hố trong ngơn ngữ nghệ thuật người đọc cĩ thể lí giải, cắt nghĩa các hiện tượng văn hố, quan niệm nhân sinh mà Nguyễn Du gửi gắm trong tác phẩm.

Nhà lí luận phê bình văn học Trần Đình Sử trong Thi pháp Truyện Kiều đã viết “Từ khi ra đời đến nay Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành một bộ phận khơng thể tách rời của đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nĩi chung và đời sống văn học nĩi riêng...” [9, 9]. Thực tế, Truyện Kiều đã trải qua khoảng thời gian hàng trăm năm trong đời sống xã hội nhưng vẫn cịn nguyên đĩ những vấn đề cần khai thác thêm về văn bản, nội dung và thế giới nghệ thuật. Tác phẩm vẫn để lại những khoảng trống mênh mang cần tiếp tục được bổ sung và khai phá trong quá trình đồng sáng tạo của người tiếp nhận, trong quá trình tìm hiểu các mã văn hố tồn tại trong tác phẩm.

Nhìn từ gĩc độ văn hố, Truyện Kiều cĩ nội dung sâu sắc, nhiều tầng ý nghĩa phong phú, đa dạng, dào dạt như dịng chảy văn hố suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cĩ nghệ thuật biểu hiện nội dung đạt

Một phần của tài liệu chuyen de nguyen du (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w