Sắp xếp lại mô hình hoạt động của Phòng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 164 giải pháp đẩy mạnh cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ (Trang 61 - 63)

48

trong hoạt động tín dụng bán lẻ chung của Chi nhánh. Trước năm 2013, một cán bộ thuộc Phòng khách hàng cá nhân kiêm nhiệm tất cả các công việc bán lẻ, gồm có cho vay, huy động vốn, các chỉ tiêu dịch vụ ngân hàng bán lẻ (như ATM, VISA, BSMS, IBMB, POS...). Tới đầu năm 2013, BIDV Ba Đình đã định hướng chia thành 02 nhóm cán bộ: Nhóm tín dụng và nhóm thẻ. Tuy nhiên, đây không phải là 02 nhóm độc lập mà có sự kiêm nhiệm. Cán bộ thuộc nhóm nào sẽ thực hiện các chỉ tiêu của nhóm đó là chính, ngoài ra, vẫn phải thực hiện các chỉ tiêu còn lại, chẳng hạn, nhóm tín dụng ngoài việc thực hiện các chỉ tiêu tín dụng (chiếm khoảng 70%) vẫn bị phần giao các chỉ tiêu huy động vốn và dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác. Năm 2012, dư nợ bán lẻ bình quân cán bộ là 35 tỷ đồng/cán bộ khách hàng cá nhân, trong đó dư nợ bình quân cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là 16 tỷ đồng/cán bộ khách hàng cá nhân. Năm 2013, dư nợ bán lẻ bình quân cán bộ là 31 tỷ đồng/cán bộ khách hàng cá nhân, trong đó dư nợ bình quân cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là 22 tỷ đồng/cán bộ khách hàng cá nhân. Đến năm 2014, tỷ lệ trên đã tăng lần lượt là 47 tỷ đồng/cán bộ khách hàng cá nhân và 27 tỷ đồng/cán bộ khách hàng cá nhân. Kết quả thực hiện trên tuy có sự tăng trưởng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với định hướng của Chi nhánh là dư nợ bán lẻ bình quân đạt 80 tỷ đồng/cán bộ khách hàng cá nhân.

- Hạn chế: Mô hình phê duyệt tín dụng bán lẻ nói chung và cho vay hỗ trợ nhu

cầu nhà ở nói riêng của BIDV hiện nay là mô hình phê duyệt tại chỗ (phân tán). Đây là mô hình có ưu điểm là thời gian phê duyệt tín dụng nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình cấp tín dụng bán lẻ. Với mô hình hiện nay, việc cấp tín dụng vẫn thực hiện theo mô hình cấp tín dụng truyền thống, bộ phận bán hàng tại các chi nhánh chịu trách nhiệm toàn bộ các quy trình đối với một khoản vay (từ khâu tiếp thị, đề xuất cho vay, thu hồi nợ, phát mại tài sản, chịu trách nhiệm về rủi ro tín dụng). Trong khi đó, để phát triển tín dụng bán lẻ, giảm thiểu rủi ro tín dụng, cần phân tách bộ phận phát triển khách hàng (Bán hàng) và bộ phận phê duyệt (Tác nghiệp) và bộ phận thu hồi, xử lý nợ, đảm bảo tính độc lập và chuyên môn hóa các khâu.

- Nguyên nhân: Việc thực hiện chuyên môn hóa trong công tác tín dụng đòi

49

nguồn nhân lực cho việc triển khai các hoạt động kinh doanh khác. Hiện tại với nhân lực của Phòng khách hàng cá nhân (6 cán bộ khách hàng cá nhân và 4 cán bộ nghiệp vụ thẻ) và các phòng giao dịch (mỗi phòng 1 cán bộ khách hàng cá nhân), nếu thực hiện chuyên môn hóa trong công tác tín dụng, đòi hỏi Chi nhánh cần tuyển dụng bổ sung nhân lực để tăng cường cho bộ phận khách hàng. Việc này cần được thực hiện theo một lộ trình nhất định.

Một phần của tài liệu 164 giải pháp đẩy mạnh cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ (Trang 61 - 63)