Tiềm năng phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại địa bàn Hà

Một phần của tài liệu 164 giải pháp đẩy mạnh cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ (Trang 71)

Hà Nội

3.1.1.1. Môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế xã hội

- Chính trị, luật pháp:

Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định, tạo được lòng tin đối với bạn bè quốc tế và đặc biệt là đối với các nhà đầu tư. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện, ban hành một hệ thống các Luật, văn bản dưới luật định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, trong đó có hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở.

Đặc biệt, trong năm 2013 và đầu năm 2014, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN cùng các bộ ban ngành liên quan triển khai thực hiện gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay đối với các doanh nghiệp, người dân mua nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp. Lãi suất vay ưu đãi và ổn định trong thời gian dài là một điều kiện quan trọng giúp những người lao động có mức thu nhập thấp, trung bình hiện thực hóa ước mơ nhà cửa. [5,6]

Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, các văn bản pháp quy đồng bộ, nhất quán, minh bạch, là điều kiện quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng, đặc biệt là hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở.

- Kinh tế:

Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt, một phần do giá dầu và giá một số

58

hàng hóa giảm tác động ở mức khác nhau đến từng khu vực. Kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất tiếp tục tăng truởng mạnh hơn nhờ nhu cầu thị truờng nội địa tăng lên, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế mới nổi đuợc huởng lợi từ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng và sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các nền kinh tế hàng đầu khác (nhu Trung Quốc) tăng truởng chậm và tiếp tục đối mặt với những khó khăn đáng kể do ảnh huởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhu số việc làm giảm do tổng cầu yếu, nợ khu vực tu nhân và nợ công tăng cùng với những bất ổn của ngành tài chính. Ở trong nuớc, giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vuợt qua khó khăn. Cụ thể, theo số liệu cung cấp từ website của Tổng cục thống kê: Tổng sản phẩm trong nuớc (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 uớc tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,72%, cao hơn mức tăng 2,51% của cùng kỳ năm truớc với những tín hiệu khả quan: Thị truờng bất động sản ấm lên, tỷ lệ giao dịch bất động sản thành công tăng, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, các điều kiện cho vay mua nhà đuợc nới lỏng.

Khi đời sống vật chất, tinh thần của nguời dân đuợc cải thiện, tỷ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập ngày càng tăng lên, bên cạnh đó có sự hỗ trợ của Nhà nuớc trong việc vay vốn mua nhà ở, những điều kiện trên chính là tiềm năng cho các NHTM trong việc phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở.

- Xã hội:

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đã trở thành một trong 17 thủ đô có quy mô lớn trên thế giới. Khi thủ đô đuợc giải phóng năm 1954, Hà Nội có 53.000 dân sinh sống và đến năm 2014 thì con số này đã là 7,2 triệu nguời, chua kể khoảng 1 triệu nguời không đăng ký hộ khẩu thuờng trú. Trung bình mỗi năm có khoảng 5 vạn nguời nhập cu vào Hà Nội. Hiện tại, mật độ dân số trung bình của Hà Nội cao hơn nhiều so với thủ đô của các nuớc trong khu vực ASEAN. [35,36]

59

Mật độ dân số hiện nay của Hà Nội khoảng 2100 người/km2. So với thủ đô của các nước trong khu vực ASEAN thì con số này rất cao. Bình quân mật độ dân số của các nước chỉ từ 100-200 người/km2. Chẳng hạn như ở Indonesia khoảng 124 người/km2, Myanmar là 88 người/1 km2, Thái Lan là 130 người/km2, Philippin là 124 người/km2...Còn nếu so với mật độ chung của cả nước thì mật độ chung của thủ đô cao gấp 8 đến 9 lần so với mật độ trung bình. Trong khi đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 3,7 triệu người, trong đó khoảng 70% trong số này có nhu cầu về nhà ở. Điều này cho thấy áp lực về nhà ở tại Thủ đô là vô cùng lớn. Với tiềm năng từ phía cầu và những chính sách hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, đây là cơ hội để BIDV nói chung và BIDV Ba Đình nói riêng phát triển mạnh hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại địa bàn Hà Nội. [36]

3.1.1.2. Lợi thế của BIDV

BIDV là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam, có tầm ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính - ngân hàng. Với tiền thân là Ngân hàng kiết thiết (1957-1981), rồi đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981- 1990), BIDV có thế mạnh trong việc cho vay các dự án, nhất là các dự án trong lĩnh vực bất động sản. Với thương hiệu lâu đời và quy mô vững chắc cùng quan hệ tốt với các cơ quan quản lý Nhà nước. Mối quan hệ với các khách hàng truyền thống được củng cố và tăng cường hợp tác nhiều mặt. Là ngân hàng dẫn đầu về tài trợ dự án đồng thời được đánh giá là Ngân hàng đi đầu về tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nên mặc dù mới định hướng chuyển đổi trọng tâm sang mảng hoạt động ngân hàng bán lẻ, nhưng với những lợi thế nêu trên, BIDV vẫn là một thương hiệu uy tín và đáng tin cậy đối với khách hàng. [23]

3.1.2. Định hướng hoạt động bán lẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2016 và tầm nhìn đến năm 2020

- Định hướng chung: Đẩy mạnh, phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ với đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình được BIDV xác định là một nội dung chiến lược, là hoạt động cốt lõi của ngân hàng. Nội dung chiến lược này xuất phát từ xu thế hội nhập quốc tế, yêu cầu thực tế khách quan, hoạt động ngân hàng

60

bán lẻ sẽ góp phần cải thiện cơ cấu thu nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, phân tán và hạn chế rủi ro, theo đó nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống BIDV theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Mục tiêu chiến luợc của BIDV là trở thành NHTM hiện đại có hoạt động ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nuớc, ngang tầm với các NHTM tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu giai đoạn này của BIDV là trở thành NHTM hàng đầu Việt nam có mạng luới kinh doanh bán lẻ lớn nhất cả nuớc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất luợng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu đã đuợc xác định và tầm nhìn đến 2020 phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất luợng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

BIDV phấn đấu là ngân hàng có thị phần bán lẻ hàng đầu (đứng trong Top 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam) về nền khách hàng, quy mô và doanh lợi. Tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn nhất về du nợ tín dụng bán lẻ.

3.1.3. Định hướng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ba Đình đến năm 2020

3.1.3.1. Định hướng chung

Định huớng chung của Chi nhánh Ba Đình đến năm 2020 là tiếp tục kế phát huy và bám sát mô hình hỗn hợp nhỏ, mở rộng quy mô, mạng luới hoạt động, tạo lập nền khách hàng ổn định, cân đối, nâng cao hiệu quả kinh doanh, là một trong những Chi nhánh chủ lực của BIDV trên địa bàn Hà Nội, góp phần phục vụ có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, nâng cao thị phần của hệ thống BIDV trên địa bàn Hà Nội.

Chi nhánh xác định lấy chất luợng và hiệu quả bền vững làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, kiểm soát tốt rủi ro trên mọi mặt hoạt động. Chủ động tăng truởng nguồn vốn, du nợ tín dụng đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý, giảm chi phí huy động, đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra tại Chi nhánh.

61

và phát triển Việt Nam tại Nghị quyết số 379/NQ-HĐQT ngày 16/05/2012. BIDV Ba Đình xây dựng mục tiêu đến năm 2020 như sau:

Một số chỉ tiêu định lượng giai đoạn 2016 - 2020: - Quy mô hoạt động của chi nhánh

+ Tổng tài sản: tăng trưởng bình quân 20%/năm + Dư nợ tín dụng: Tăng trưởng bình quân 25%/năm. + Huy động vốn: Tăng trưởng bình quân 25%/năm - Cơ cấu, chất lượng hoạt động của chi nhánh + Tỷ lệ nợ xấu: < 2.0%.

+ Tỷ lệ dư nợ / Huy động vốn: < 60% + Tỷ trọng dư nợ TDH / Tổng dư nợ: ≤ 40%

+ Tỷ trọng dư nợ bán lẻ / Tổng dư nợ: bình quân chiếm 25% + Tỷ trọng dư nợ nhóm 2 / Tổng dư nợ: ≤ 5%

- Khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của chi nhánh + Thu dịch vụ ròng: Tăng trưởng bình quân 30%/năm. + Lợi nhuận trước thuế: Tăng trưởng bình quân 35%/năm + Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người: 30%/năm. + Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế: 25%.

3.1.3.2. Định hướng hoạt động cho vay bán lẻ

- Hoạt động cho vay bán lẻ nói chung

+ Nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong hoạt động bán lẻ của BIDV Ba Đình là công tác tín dụng và huy động vốn bán lẻ. Trong đó, tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ gắn với kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, song song với việc xử lý từng bước các khoản nợ xấu, nợ quá hạn.

+ Xác định 04 sản phẩm tín dụng bán lẻ trọng tâm của BIDV Ba Đình, gồm có: Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay ôtô, cho vay hộ kinh doanh, cho vay kinh doanh chứng khoán đảm bảo 100% bằng hợp đồng tiền gửi.

+ Đối tác của BIDV Ba Đình chính là các Chủ đầu tư dự án, các Sàn giao dịch bất động sản lớn, các đại lý, showroom ôtô, các Công ty chứng khoán có năng

62

lực tài chính tốt với số dư tiền gửi lớn, sẵn sàng bảo lãnh cho khách hàng vay vốn bằng 100% hợp đồng tiền gửi.

+ Đối tượng khách hàng mục tiêu hướng tới là khách hàng thuộc lực lượng Vũ trang nhân dân trong ngành Công an, Quân đội; Cán bộ công nhân viên chức. Các đối tượng khách hàng tự do thuộc mọi thành phần kinh tế mà việc chi trả lương được đổ qua tài khoản ngân hàng, ưu tiên trả qua tài khoản tại BIDV.

+ Ưu tiên trong bố trí nhân sự làm công tác tín dụng bán lẻ. Lựa chọn những cán bộ trẻ, năng động và nhiệt tình, có năng lực và tâm huyết trong việc triển khai hoạt động tín dụng bán lẻ.

+ Gắn chặt việc cung cấp sản phẩm cho vay với việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác nhằm tăng doanh thu dịch vụ (bán chéo). Theo đó, mỗi khách hàng vay vốn cần tư vấn sử dụng tối thiểu 04 sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, gồm: Tài khoản tiền gửi thanh toán, ATM, BSMS, thẻ Visa.

- Hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

+ Trong 04 sản phẩm tín dụng mục tiêu, cần xác sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là sản phẩm trọng tâm hàng đầu, đặc biệt là sản phẩm cho vay nhà dự án (gồm có cho vay mua nhà và hoàn thiện nội thất), hướng tới những đối tượng có nhu cầu sử dụng thực tế.

+ Trong đó xác định phát triển sản phẩm nhà ở là sản phẩm trọng tâm hàng đầu mang thương hiệu BIDV Ba Đình, theo đúng định hướng của Hội sở chính.

3.2. GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ NHU CẦU NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức của khối Ngân hàng bán lẻ theo định hướngcủa Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chi nhánh được xác định là mạng lưới kinh doanh quan trọng, quyết định đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh bán lẻ của BIDV. Với mô hình hiện nay, một cán bộ làm công tác tín dụng tại các chi nhánh chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc trong một quy trình với một khoản vay (từ khâu tiếp thị, đề xuất cho

63

vay, thu hồi nợ, phát mại tài sản, chịu trách nhiệm về rủi ro tín dụng). Do vậy không thể dành nhiều thời gian cho công tác phát triển khách hàng. Hơn thế nữa, bên cạnh việc thực hiện chỉ tiêu tín dụng, cán bộ tín dụng còn chịu áp lực đối với tất cả các chỉ tiêu kinh doanh ngân hàng bán lẻ khác nhu thẻ ATM, BSMS, IBMB, Visa.... Việc “ôm đồm” quá nhiều công việc dẫn tới hiệu quả kinh doanh của cán bộ chua cao.

Để có thể nâng cao đuợc hiệu quả của một cán bộ khách hàng, BIDV Ba Đình cần khẩn truơng triển khai mô hình tổ chức của khối kinh doanh bán lẻ theo định huớng của BIDV.

Sơ đồ 3.1 : Mô hình tổ chức định hướng của Phòng khách hàng cá nhân

Theo mô hình định huớng của phòng Khách hàng cá nhân: Tách bạch Tổ tín dụng trong phòng Khách hàng cá nhân. Tổ tín dụng chỉ phải chịu chỉ tiêu liên quan tới công tác tín dụng mà không phải chịu các chỉ tiêu ngân hàng bán lẻ khác. Trong Tổ tín dụng, cần tách thành 02 nhóm là nhóm bán hàng và nhóm hỗ trợ tín dụng. Trong đó, nhóm bán hàng chỉ thực hiện khâu thẩm định khách hàng và viết báo cáo đề xuất tín dụng. Sau khi đuợc Lãnh đạo phê duyệt đề xuất cấp tín dụng, chuyển hồ

64

sơ đã được phê duyệt cho nhóm hỗ trợ tín dụng thực hiện các khâu còn lại, từ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm và giải ngân, thu hồi nợ vay. Trong Tổ tín dụng, cần bố trí cán bộ đầu mối, chịu trách nhiệm chính về sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở.

3.2.2. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Công tác đào tạo:

Trong mọi hoạt động kinh doanh, con người có vị trí vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Để có thể ổn định, mở rộng và phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, BIDV Ba Đình cần có đội ngũ cán bộ năng nổ, nhiệt tình, giỏi về chuyên môn.

Thời gian xét duyệt cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại chi nhánh theo tiêu chuẩn chất lượng mà chi nhánh đưa ra là tối đa 5 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ. Tuy nhiên trên thực tế thời gian này thường bị kéo dài hơn quy định. Nguyên nhân chủ quan là do một số cán bộ khách hàng cá nhân làm công tác tín dụng chưa nắm thạo quy trình (đặc biệt là các cán bộ mới) do đó mà tư vấn

Một phần của tài liệu 164 giải pháp đẩy mạnh cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ (Trang 71)