Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31)

Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế là nhân tố khách quan quan trọng

trong việc và xử lý nợ xấu của các NHTM. Hầu hết chính phủ các nước đều nhận

ra tác động tiêu cực mà các khoản nợ xấu có thể gây ra đối với hệ thống NHTM.

Do đó, chính phủ đã thực hiện các biện pháp như ban hành các văn bản, luật hay

các quy định về việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Tạo ra một môi trường pháp lý

rõ ràng, minh bạch thuận lợi và đủ mạnh để giải quyết nợ xấu. Chẳng hạn như phải có các luật về thế chấp, tịch thu tài sản, luật phá sản ngân hàng, xây dựng các

chính sách thích hợp, thay đổi suy nghĩ “giới hạn ngân sách mềm” bằng “giới hạn

ngân sách cứng” đối với những doanh nghiệp có vấn đề.

Ở các nước phát triển, nhà nước đã ban hành luật để xử lý thu hồi nợ xấu vì đây là vấn đề quan trọng của đất nước. Cơ chế pháp lý có hiệu quả là cần phải có các biện pháp thích hợp để xử lý nợ, tránh tình trạng thủ tục rườm rà kéo dài qua nhiều nấc.

Bên cạnh đó, môi trường kinh tế lành mạnh, minh bạch với sự phát triển đầy đủ của các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM.

Ngoài ra, các nhân tố như sự biến động của thị trường thế giới; quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế, sự gắn kết giữa các hiệp hội và cơ quan chính quyền với NHTM... cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w