Định hướng của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 89 - 91)

Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 01/10/2013 của UBND tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND Tỉnh yêu cầu:

- Xây dựng, triển khai phương án xử lý nợ xấu và các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư, thương mại, tiêu dùng và phát triển thị trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các cơ quan liên quan, địa phương được phân công; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý hàng tồn kho, thúc đẩy đầu tư, thương mại, tiêu dùng, phát triển thị trường bất động sản để hỗ trợ xử lý nợ xấu theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan công an, tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự để tạo điều kiện xử lý nhanh nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

- Xử lý nợ xấu phải được tiến hành đồng bộ, khẩn trương, quyết liệt, quy định rõ trách nhiệm của UBND các huyện, thị; các sở, ngành có liên quan như: Ngân hàng Nhà nước, sở Công thương, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở tài chính, sở Xây dựng, Cục Thuế, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự ... bằng nhiều biện pháp, tạo điều kiện để các NHTM thu hồi nợ xấu một cách hiệu quả.

- Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng truởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị truờng tiền tệ.

- Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nuớc, tổ chức tín dụng và các bên khác

có liên quan. Truớc hết, tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm

chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong việc xử lý nợ xấu.

- Xử lý nợ xấu phải bảo đảm công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị truờng và đúng pháp luật; tránh để xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý nợ xấu.

- Kiểm soát nợ xấu ở mức an toàn và không để xảy ra đổ vỡ hệ thống ngân hàng; giải pháp xử lý nợ xấu phải gắn liền với phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát có hiệu quả nợ xấu phát sinh trong tuơng lai.

Đối với Ngân hàng Nhà nuớc, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu:

- Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan tham muu, giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh thuờng xuyên theo dõi, sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện các Đề án, báo cáo kịp thời với Ủy ban Nhân dân tỉnh cho ý kiến chỉ đạo về xử lý các khó khăn, vuớng mắc trong quá trình thực hiện.

- Tiến hành thanh tra toàn diện và/hoặc yêu cầu kiểm toán bắt buộc theo các nội dung do Ngân hàng Nhà nuớc yêu cầu;

- Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động; hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng; hạn chế chia cổ tức, chuyển nhuợng cổ phần, chuyển nhuợng tài sản;

- Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định;

- Yêu cầu tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

- Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng;

- Áp dụng một số biện pháp, chế tài quản lý, giám sát nếu thấy cần thiết; - Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 89 - 91)