Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 85 - 89)

a) Nguyên nhân chủ quan:

- Khi quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía đạo đức của người cán bộ tín dụng, cố tình cho vay vì mục đích lợi riêng cho mình.

- Việc cho vay của ngân hàng vẫn chưa theo nguyên tắc thị trường. Việc ngân hàng cho các doanh nghiệp nhà nước vay nhưng với thực lực tài chính yếu kém thì vấn đề nợ xấu xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Như vậy chừng nào mà vẫn còn rủi ro đạo đức trong quan hệ giữa Chính phủ, các ngân hàng thương mại quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước tức là vẫn còn kỳ vọng giữa người cho vay (ngân hàng) và người đi vay (doanh nghiệp nhà nước) và sự cứu vớt của Chính phủ trong tương lai, do đó ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn tiếp tục ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước vay thì chừng đó vấn đề nợ xấu vẫn không được giải quyết triệt để và luôn có xu hướng nảy sinh trở lại.

- Có sự lợi dụng của một số cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên có một số cấp chính quyền lại coi ngân hàng như kênh tài trợ quan trọng khi ngân sách có khó khăn. Họ gây áp lực cho ngân hàng bỏ qua kỉ luật tín dụng để tài trợ cho những dự án tài chính yếu kém. Một số cán bộ ngân hàng lại lợi dụng điều này để chia chác kiếm lợi, dù gì cũng là tiền của nhà nước.

a) Nguyên nhân khách quan.

mình: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh,... do vậy việc sử dụng vốn vay không đạt hiệu quả, có thể mất hoàn toàn vốn. Hoặc sự biến động và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của thị truờng, hoặc môi truờng kinh doanh, làm cho doanh nghiệp không có khả năng thích ứng kịp thời, kinh doanh khó khăn dẫn đến mất khả năng thanh toán. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay cần chú ý tới các tác nhân: sự biến động của tỷ giá, giá xăng dầu, nguyên liệu.

- Doanh nghiệp quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ ngân hàng tăng. Hoặc bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng, mặc dù khả năng tài chính của doanh nghiệp có. Hay bản thân doanh nghiệp cũng cho vay, mà số vốn đó bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng quá mức, dẫn tói khả năng không thể trả đuợc nợ cho ngân hàng.

- Các văn bản huớng dẫn quy định về phân loại và xử lý nợ còn chồng chéo và chua cụ thể, làm cho các ngân hàng chua chủ động trong việc xử lý các tài sản bảo đảm. Ngoài ra còn có sự chua phù hợp của luật pháp với thực tế khi ngân hàng xử lý tài sản khi mà khách hàng không hợp tác và các cơ quan chức năng nhiều khi chua hỗ trợ hiệu quả. Việc xử lý nợ xấu tại các NHTM thời gian qua đã đạt đuợc kết quả buớc đầu song hiệu quả chua cao.

- Việc xử lý nợ xấu phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế vĩ mô và thị truờng, song thị truờng BĐS chua phục hồi, SX- KD còn nhiều khó khăn, tiêu thụ hàng hoá chậm, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của DN còn rất thấp.

- Việc xử lý TSĐB qua cơ quan Thi hành án cũng gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính cũng từ việc khách hàng không hợp tác tự nguyện thi hành

án hoặc bàn giao TSĐB để xử lý. Trong khi đó việc cưỡng chế kê biên tài sản của cơ quan Thi hành án lại phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của các cơ quan liên quan (Toà án, Công an, ngân hàng, khách hàng...); trên thực tế mặc dù cơ quan Thi hành án và ngân hàng đã rất tích cực, nhưng sự phối hợp của các bên liên quan chưa kịp thời.

- Hầu hết giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất hiện nay không ghi đăng ký sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất. Khi khởi kiện tại Tòa án để xử lý TSĐB, nhiều khách hàng đã dựa vào đó để đưa ra lý do tài sản trên đất có công sức đóng góp của người khác, gây khó khăn trong quá trình giải quyết và xử lý TSĐB. Việc xác định thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi thế chấp cũng còn nhiều vướng mắc và chưa thống nhất.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan pháp luật tại địa phương còn chưa đồng bộ, đặc biệt là giữa cơ quan Thi hành án dân sự và Công an trong việc phối hợp cưỡng chế thi hành án, sau khi cơ quan Thi hành án dự thảo kế hoạch cưỡng chế, Công an cấp huyện phải báo cáo qua nhiều cấp, nhiều cơ quan mới được tiến hành nên thời gian bị kéo dài.

- Chưa có bộ phận, phòng ban chuyên quản lý thông tin khách hàng và chưa hình thành hệ thống thu thập dữ liệu, thông tin về khách hàng đầy đủ, chính xác từ trung ương đến địa phương.

- Chưa liên kết với các tổ chức định giá độc lập để thẩm định giá đối với các tài sản bảo đảm có giá trị cao, chưa định giá lại giá trị tài sản bảo đảm theo định kỳ 01 năm 01 lần. Chưa đánh giá được năng lực tài chính cũng như năng lực pháp lý của người bảo lãnh, tài sản của người bảo lãnh.

- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ không thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát kịp thời. Lực lượng kiểm tra còn mỏng, mỗi khi đi kiểm tra thường phải trưng tập các cán bộ ở các phòng khác và không hoạt động độc

lập với các bộ phận nghiệp vụ. Quy trình kiểm tra còn sơ sài, không thực sự mang tính chất giám sát chặt chẽ, phòng ngừa cho hoạt động của Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng về xử lý nợ xấu của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn trong những năm vừa qua, tác giả đã đưa ra một số hạn chế, nguyên nhân từ đó đánh giá và đưa ra được những kết quả nhằm giúp chi nhánh có thể nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh được công tác xử lý nợ xấu dựa trên những điều kiện thuận lợi do hệ thống chính sách, sự quan tâm của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước mang lại hay những giải pháp từ phía bản thân nội lực của NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 85 - 89)