2.2.1.1. Các sản phẩm tín dụng
Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình
- Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình: Áp dụng đối với đối tuợng khách hàng là hộ gia đình hoặc cá nhân có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính trả nợ, đang có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sinh hoạt nhu mua sắm hàng hóa tiêu dùng, vật dụng gia đình...
- Cho vay xây mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cu Ngân hàng đầu tu cho vay các chi phí xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà đối với quý khách hàng là hộ gia đình hoặc cá nhân nguời Việt Nam có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại, phù hợp với quy hoạch, có giấy phép xây dựng
Quý khách hàng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam có đủ điều kiện đi lao động ở nước ngoài theo quy định, có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp dịch vụ về việc đi làm việc ở nước ngoài, đang cần vay vốn để chi trả cho những hoạt động hợp pháp cần thiết để đi lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài.
- Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá
Là sản phẩm tín dụng của ngân hàng dành cho quý khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố, đang có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống.
- Cho vay mua phương tiện đi lại: Đây là sản phẩm tín dụng áp dụng đối với khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để mua ô tô, xe máy hay các loại phương tiện đi lại khác.
- Cho vay hỗ trợ du học
- Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Sản phẩm này áp dụng với khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính)
- Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân: Đây là sản phẩm tín dụng ngân hàng dành cho khách hàng là hộ gia đình hoặc cá nhân tại vùng chuyên canh trồng lúa và các vùng xen canh trồng lúa với các cây trồng ngắn hạn khác sản xuất 2 vụ liền kề, đang có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Áp dụng với khách hàng là cá nhân có có nhu cầu vay vốn lưu động ngắn hạn thường xuyên, có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ổn định.
- Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay vốn thanh toán chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng
phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án.
- Cho vay các dự án theo chỉ định Chính Phủ: Áp dụng đối với khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện vay vố n phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc các dự án bằng nguồn vốn chỉ định của Chính phủ
- Cho vay phát hành thẻ tín dụng
- Cho vay trả góp: Cho vay đối với tất cả khách hàng có nhu cầu và có điều
kiện trả nợ dần trong thời gian vay, để sử dụng sản phẩm tín dụng này, khách hàng cần có thu nhập thường xuyên và có tài sản đảm bảo cho khoản vay
Các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp.
- Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ (từng lần) Ngân hàng hỗ trợ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính đối với quý khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Được áp dụng đối với quý khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động ngắn hạn thường xuyên, có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định
- Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: Áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu phục vụ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án
- Cho vay ưu đãi xuất khẩu: Ngân hàng hỗ trợ chi phí để thu mua, sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu thông qua sản phẩm tín dụng “cho vay ưu đãi xuất khẩu” đối với khách hàng doanh nghiệp có tín nhiệm, có hợp đồng xuất khẩu, có nguồn thu ngoại tệ, thanh toán qua Agribank và có hợp đồng kỳ hạn
Các giai đoạn của quy trình
Nguồn và nơi cung cấp thông tin
Nhiệm vụ của ngân hàng ở mỗi giai ________đoạn_______
Ket quả của mỗi giai đoạn
Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Khách hàng đi vay cung cấp thông tin
Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn________________
Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau
Phân tích tín dụng Hồ sơ đề nghị vay từ
giai đoạn trước
chuyển sang Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn hồ sơ lưu trữ....______ Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện_______________
Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay
bán ngoại tệ cho Agribank.
- Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản: Áp dụng với các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn tại ngân hàng.
- Cho vay các dự án theo chỉ định Chính Phủ Ngân hàng hỗ trợ chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh thuộc các dự án bằng nguồn vốn chỉ định của Chính phủ cho quý khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu, đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của dự án.
- Cho vay phát hành thẻ tín dụng
2.2.1.2. Quy trình tín dụng.
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau (bảng 2.3).
Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Một bộ hồ sơ cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:
+ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng + Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng + Thông tin về bảo đảm tín dụng
định Các thông tin bổ sung tục pháp lý như ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng công chứng và các loại hợp đồng khác______ Giải ngân
Quyết định cho vay và các hợp đồng có liên quan Các chứng từ làm cơ sở giải ngân________ Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi phát tiền vay
Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng
Giám sát và thanh lý tín dụng
Các thông tin từ nội bộ ngân hàng
Các báo cáo tài chính theo định kỳ của khách hàng Các thông tin khác
Phân tích hoạt động tài khoản, báo cáo tài chính, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay Tái xét và xếp hạng tín dụng Thanh lý hợp đồng tín dụng____________
Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng
+ Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư + Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất
+ Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh + Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết
Giai đoạn 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi.
Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
Giai đoạn 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng, đăng ký tài sản đảm bào
Có 2 loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong giai đoạn này:
+ Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt + Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt
Cả 2 loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thức hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay
Giai đoạn 4: Giải ngân
Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này.
Giai đoạn 5: Giám sát và thanh lý tín dụng
Giám sát tín dụng: Nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:
8 8
+ Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ + Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ
+ Kiểm tra thực tế địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và nơi cư trú của khách hàng đứng tên vay vốn
+ Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay
+ Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác
+ Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác
Thanh lý hợp đồng tín dụng'. Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng, khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý sau:
+ Thu nợ cả gốc và lãi + Tái xét hợp đồng tín dụng + Thanh lý hợp đồng tín dụng
2.2.1.3. Kết quả hoạt động tín dụng.
Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Lạng Sơn luôn khẳng định được vị trí của mình trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư phát triển trong địa bàn nói riêng. Một điều dễ nhận thấy theo số liệu nói trên qua các năm (2014-2015-2016-2017) đó là dư nợ cho vay tăng đều qua các năm. Đối với các NHTM khác, tỷ lệ cho vay đối với các tổ chức (chủ yếu là doanh nghiệp) chiếm tỷ trọng lớn, gấp nhiều lần cho vay cá nhân nhưng đối với hệ thống NHNo&PTNT thì cho vay cá nhân (nông dân, hộ gia đình, hợp tác xã...) lại thường chiếm một tỷ trọng lớn trong chỉ tiêu dư nợ toàn ngành.
Xuất phát từ mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị xã hội, hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Lạng Sơn nói riêng là thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, đó là thực hiện chính sách đầu tư cho tam nông. Đầu tư tin dụng luôn quan tâm đến việc mở rộng sản xuất, bổ sung vốn cho dự án, vốn luu động không chỉ cho đối tuợng khách hàng là doanh nghiệp mà còn luôn quan tâm đến đến đối tuợng cá thể, hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Với mạng luới rộng khắp của chi nhánh là điều kiện tốt giúp ngân hàng có thể tiếp cận đuợc từng đối tuợng khách hàng, kể cả ở những vùng sâu vùng xa trung tâm.
Từ năm 2014 đến năm 2017, chỉ sau 4 năm du nợ cho vay đã tăng gấp 2,08 lần từ 3.268 tỷ đồng vào năm 2014 đến năm 2017 mức du nợ đã đạt tới mức 6.808 tỷ đồng. Với mức du nợ và huy động vốn nhu hiện nay chi nhánh đuợc xếp loại vào một trong những chi nhánh cấp I loại vừa trong toàn hệ thống. Nhìn vào số liệu tăng truởng của tổng du nợ cùng với sự tăng lên của du nợ đối với các thành phần kinh tế khá đồng đều không có sự thiên lệch đối với một loại khách hàng nào cho thấy sự tăng lên một cách bền vững về mức cho vay của chi nhánh, việc cho vay đó chú trọng cả hai đối tuợng khách hàng là tổ chức và cá nhân.
Du nợ cho vay hai năm 2016 và năm 2017 đều tăng so với năm liền kề truớc đó, năm 2016 tổng du nợ chi nhánh đạt 5.755 tỷ đồng tăng 39% so với năm 2015; năm 2017 tổng du nợ đạt 6.808 tỷ đồng tăng 118,3% so với năm 2016.
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (2014-2017)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay theo khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Lạng Sơn từ 2014-2017
—♦—Tổng dư nợ
-■— Cho vay tổ chức
—A— Cho vay cá nhân
Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tăng trưởng tín dụng, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất kinh doanh và các chương trình, các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN, UBND tỉnh Lạng Sơn, Dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức cao và có xu hướng tăng, trong đó tốc độ và tỷ lệ cho vay cá nhân, hộ gia đình tăng nhanh và bền vững.
Theo báo cáo tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn thì những tháng đầu năm 2014, tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh nói chung và Agribank tỉnh Lạng Sơn nói riêng tăng trưởng chậm, thậm chí tăng trưởng âm (-4%) do các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sản xuất và tiêu dùng phục hồi chậm, khả năng hấp thụ vốn thấp. Đến trung tuần tháng 5 tình hình kinh tế được cải thiện và Agribank tỉnh Lạng Sơn kiện toàn xong ban lãnh đạo, cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến các chi nhánh, bước đầu đi vào hoạt động ổn định, đầu tư tín dụng bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn.
nghiệp tỉnh đã có những chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt bằng những giải pháp: Điều hành lãi suất cho vay phù hợp, đảm bảo cạnh tranh trên địa bàn, hiệu quả kinh doanh; Triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi để khuyến khích, hỗ trợ khách hàng mở rộng và tái đầu tư: ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu; Triển khai các sản phẩm tín dụng mới, cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí cho vay; Tiếp tục xem xét cơ
cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay bổ sung để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh; Chuyển mạnh cơ cấu đầu tư, tập trung cho nông nghiệp, nông thôn và các chương trình của tỉnh theo các QĐ 11, 38, 39 của UBND tỉnh để phát triển sản xuất hàng hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống dân cư. Củng cố kỷ cương, kỷ luật điều hành, củng cố sự
đồng thuận nội bộ, giải toả tâm lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng.