- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật với những quy định cụ thể, rõ ràng; giảm thiểu những quy định khác nhau trong các hệ thống văn bản luật.
Từ đó tạo hành lang pháp lý vững chắc, đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế. Đặc biệt cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động của NHTM và hoạt động quản trị ngân hàng.
- Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng. Cụ thể là: Sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng được an toàn, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Hậu quả của gánh nặng nợ xấu không phải do Ngân hàng mà đây vốn là hậu quả của cơ cấu kinh tế không hợp lý, sự điều hành yếu kém của đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, Chính phủ cần tiến hành đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước để giúp Ngân hàng có điều kiện tiến hành thu nợ cũng như tạo nên khu vực kinh tế mới năng động hiệu quả hơn. Điều này tạo cơ hội mới để Ngân hàng có thể tăng cường đầu tư cho nền kinh tế và góp phần hạn chế nợ xấu.
- Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa và giao trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan ban ngành cùng với ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42. Điều này sẽ giúp cho Ngân hàng có thể tiến hành nhanh quá trình xử lý nợ và hạn chế những chi phí phát sinh trong quá trình thu nợ.