Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn cần chỉ đạo sát sao và thuờng xuyên giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ. Để việc xử lý nợ xấu đuợc kịp thời, đạt đuợc hiệu quả cao, thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này.
Duy trì thuờng xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động cho vay.
Cụ thể là phải phân loại nợ và trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý bằng các biện pháp mạnh mẽ đối với những chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao (trên 3%). Kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu là cơ sở quan trọng để kiểm soát tăng truởng tín dụng. Chú trọng tiết giảm các chi phí hoạt động và tập trung mọi nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu.
Ban hành đầy đủ các quy trình nghiệp vụ và có hướng dẫn thực hiện cụ thể đồng thời quán triệt đến từng từng chi nhánh, từng cán bộ để họ nhận thức đầy đủ tính cấp thiết, lợi ích của việc ngăn ngừa phát sinh nợ xấu.
Quy định về nhiệm vụ, phân công trách nhiệm, xác định rõ quan hệ điều hành từ Hội sở tỉnh chính xuống cơ sở. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp, từng cá nhân. Xác định lại thẩm quyền phán quyết đối với từng đơn vị, từng bộ phận nhằm nâng cao tính độc lập và giảm bớt khối lượng công việc cho Hội sở tỉnh.
Trên cơ sở trách nhiệm và quyền hạn, cần xử lý nghiêm các trường hợp làm sai quy trình nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng và cán bộ tín dụng móc ngoặc với nhau. Đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá thực hiện và xử lý sau khi thực hiện.
Kiên quyết thực hiện đúng các quy định về hoạt động NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, đây là giải pháp cần thực hiện nhanh chóng để có một chế độ và trật tự pháp luật, trong đó tất cả các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng là việc các cơ quan nhà nước có liên quan bao gồm Ngân hàng Nhà nước và Agribank chi nhánh Lạng Sơn, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, các tổ chức kinh tế và tất cả các công dân đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm khắc phục được tình trạng buông lỏng pháp chế một thời gian dài, khiến hoạt động tiền tệ - ngân hàng hỗn loạn như những năm vừa qua.