Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 99 - 101)

Giải pháp Xử lý nợ xấu của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn chỉ có thể thực hiện tốt nếu điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường pháp lý ổn định, điều này khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước và Chính phủ đối với hoạt động ngân hàng. Các chính sách mà Chính phủ cần làm để các NHTM nói chung và NHNo & PTNT nói riêng có điều kiện hoạt động tốt và hiệu quả có thể kể đến là:

- Cần hình thành và phát triển các tổ chức quản lý chuyên trách về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm nâng cao tính hiệu quả thông tin của thị truờng, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc đánh giá và dự báo rủi ro tín dụng. Tiếp tục phát triển và nâng cao tính hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng CIC xứng đáng là trung tâm xử lý dữ liệu nhanh chóng, với những thông tin đuợc cập nhật thuờng xuyên, đầy đủ, hỗ trợ đắc lực cho các NHTM.

- Thúc đẩy sự phát triển đồng bộ hệ thống thị truờng, đặc biệt là thị truờng tiền tệ, thị truờng BĐS, thị truờng chứng khoán. Hạn chế những hiện tuợng đầu cơ, thao túng thị truờng,.. nâng cao tính hiệu quả thị truờng.

- Xúc tiến việc thành lập thị truờng mua bán nợ và có thể cho phép sự tham gia của các tổ chức nuớc ngoài vào thị truờng này.

- Nhanh chóng cổ phần hóa các NHTM nhà nuớc, hạn chế sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nuớc vào hoạt động của các NHTM nhà nuớc, tạo môi truờng cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức tài chính.

- Giám sát và tạo điều kiện cho hoạt động của các hiệp hội ngân hàng, hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ,...Qua đó hỗ trợ và huớng dẫn hoạt động cho các doanh nghiệp và ngân hàng.

- Kiến nghị với Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi truờng huớng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng khi thực hiện thu hồi nợ vay theo đúng tinh thần Nghị quyết 42/2017/QH14.

- Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi truờng huớng dẫn thủ tục chuyển quyền sử hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhuợng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của Tổ chức Tín dụng theo quy định tại Nghị quyết 42; sớm trình Chính phủ ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.

cấp tích cực phối hợp với Ngân hàng trong việc giữ gìn trật tự an ninh khi thu giữ tài sản bảo đảm.

- Cơ quan thi hành án tập trung và quyết liệt hơn nữa để giải quyết dứt điểm các vụ việc đang thi hành án.

- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ Công An, cơ quan Thi hành án sớm có văn bản chỉ đạo về việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự sau khi hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42.

- UBND tỉnh, thành phố cần: tiếp tục rà soát, có văn bản huớng dẫn, chỉ đạo tới các cấp chính quyền cơ sở (phuờng xã) để huớng dẫn thực hiện theo NQ 42 và phân công trách nhiệm hỗ trợ quá trình thực hiện phuơng án thu giữ tài sản bảo đảm; quy định cơ chế giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội của chính quyền địa phuơng các cấp và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm hỗ trợ tốt nhất quá trình Agribank tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tại địa phuơng.

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 99 - 101)