Định hướng của Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 93)

Qua nghiên cứu thực tiễn và các thống kê về tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian vừa qua đã minh chứng một bức tranh đầy đủ, toàn diện về hiện trạng nợ xấu ở hệ thống ngân hàng thương mại. Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã xác định mục tiêu chung là: Ngay từ đầu năm duy trì đà tăng trưởng, ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác; cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững.

Bám sát định hướng của Agribank, của UBND tỉnh, tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả; tiếp tục ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các lĩnh vực ưu tiên và các đối tượng, lĩnh vực có hiệu quả khác.

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ, tăng doanh thu và thu ròng dịch vụ; Làm tốt công tác phát triển khách hàng, gia tăng số lượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn; gắn huy động vốn với phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị phần; tăng tỷ trọng tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn trong cơ cấu nguồn vốn, duy trì lãi suất đầu vào ổn định, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Quỹ thu nhập: ≥200 tỷ đồng, đảm bảo đủ luơng cho CBNV theo quy định và không thấp hơn 2017;

- Nguồn vốn huy động: Tăng tối thiểu 16% so năm 2017; - Du nợ cho vay: Tăng tối thiểu 16% so năm 2017;

- Tỷ lệ nợ xấu: Duới 1%/tổng du nợ;

- Tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân: Tối thiểu 75%/tổng du nợ;

- Trích dự phòng rủi ro: Theo đúng quy định của NHNN và của Agribank; - Thu nợ đã xử lý rủi ro, đã bán cho VAMC: đạt kế hoạch Agribank giao - Thu dịch vụ: Tăng tối thiểu 16% so năm 2017;

Nhóm giải pháp cụ thể là:

Thứ nhất, Các chi nhánh phải phân loại nợ và trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN, Agribank và định huớng của Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn. Kiên quyết xử lý bằng các biện pháp mạnh mẽ đối với những chi nhánh Loại II, PGD trực thuộc có tỷ lệ nợ xấu cao (trên 3%), đặc biệt các chi nhánh nào không tích cực, chủ động xử lý nợ xấu. Kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu là cơ sở quan trọng để Agribank tỉnh Lạng Sơn xem xét đánh giá qui mô hoạt động, kiểm soát tăng truởng tín dụng, giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Từ Hội sở tỉnh đến các chi nhánh ngân hàng cơ sở phải rà soát, tiết giảm các chi phí hoạt động và tập trung mọi nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu. Chi nhánh nào có nợ xấu lớn, chua trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định, hiệu quả kinh doanh thấp phải kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý, không tăng tiền luơng, tiền thuởng, thù lao, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý;

Chủ động tích cực phối kết hợp với chính quyền địa phuơng, các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu đồng thời tiếp tục có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho khách

hàng khắc phục khó khăn và tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, tăng cường các cơ chế thỏa thuận, thương lượng trong xử lý nợ xấu giữa ngân hàng (bên cho vay) và các khách hàng (bên đi vay) để đồng thuận, “chung lưng đấu cật” giữa hai bên trong việc giải quyết hậu quả của nợ xấu. Cả hai bên cần bàn bạc để có giải pháp hợp lý như đề ra các phương án trả nợ, xác định thời điểm trả nợ, thay đổi các điều khoản, nội dung hợp đồng tín dụng để phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của các bên.

Thứ ba, giải quyết tốt vấn đề con người, vì đây là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng có phẩm chất, năng lực công tác và tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc. Thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Một người có đạo đức tốt, thái độ hành xử đúng mực sẽ rất cân nhắc trong việc giải quyết cho vay trên cơ sở đầy đủ những thủ tục theo quy định và dự án có hiệu quả.

Thứ tư, Thường xuyên phân tích, đánh giá các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ có khả năng chuyển nhóm nợ xấu, khi phát sinh chủ động trích lập dự phòng các khoản nợ xấu , củng cố hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp đủ điều kiện xử lý nợ xấu ngay trong năm tài chính, bởi việc tăng trích lập dự phòng sẽ giúp các ngân hàng nhanh chóng bù đắp tổn thất, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 93)