Lịch sử hình thành và mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 47)

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

- Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về viêc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

- Năm 1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà

nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011 được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

- Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản của Agribank đã đạt trên 01 triệu tỷ đồng; là Ngân hàng đứng đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam theo Bảng xếp hạng VNR 500;

Lạng Sơn là tỉnh biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; có diện tích tự nhiên 8.327,6 km2, dân số khoảng 780.000 người, số đơn vị hành chính gồm: thành phố Lạng Sơn và 10 huyện với 226 xã, phường, thị trấn. Khoảng cách từ huyện lị xa nhất đến trung tâm tỉnh là trên 80 km. Nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách Hà Nội 154 km, Lạng Sơn là điểm đầu của Việt nam trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; có 02 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và 07 điểm chợ biên giới rất thuận tiện cho giao thương buôn bán hàng hóa và xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung.

Phát huy thế mạnh của tỉnh, trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2010 - 2015, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tập trung khai thác những mặt thuận lợi, tiềm năng, lợi thế của một tỉnh biên giới, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đã đạt được những thành tựu nhất định:Tốc độc tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân hằng năm giai đoạn 2010 - 2015 đạt 8,65%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng 3,62%; công nghiệp, xây dựng tăng 9,86%; dịch vụ tăng 10,76%... Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, nông, lâm nghiệp chiếm 26,12%, công nghiệp, xây dựng chiếm 19,51%; dịch vụ chiếm 54,37%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 34,76 triệu

đồng (gấp 2,1 lần so với năm 2010), tương đương 1.620 USD.

Tuy nhiên, khó khăn của Lạng Sơn hiện tại đó là: dân tộc thiểu số chiếm số đông (80%), điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, qui mô kinh tế còn nhỏ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém; kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, năng lực sản xuất, năng xuất lao động thấp, mặt bằng dân trí hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; thu nhập bình quân dân cư tuy đã có bước cải thiện đáng kể, nhưng còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, nhất là ở nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao; công tác lãnh đạo quản lí còn một số mặt bất cập đã ảnh hưởng tới kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kì 2010 - 2015 đã đề ra.

Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 là: “Phấn đấu phát

triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng hiện đại; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ;

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường

sinh thái; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên

giới quốc gia; xây dựng Lạng Sơn phát triển toàn diện, bền vững”

(Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI nhiệm kì 2015 - 2020).

Năm 1992 Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam ký quyết định thành lập NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn. Cùng với việc thành lập một số chi nhánh NHNo&PTNT khác tại khu vực miền Bắc, NHNo&PTNT Việt Nam quyết tâm đưa NHNo&PTNT chi nhánh Lạng Sơn là NHTM có quy mô và phạm vi hoạt động lớn nhất tỉnh Lạng Sơn, là mắt xích quan trọng trong mạng lưới NHNo trên khắp cả nước.

NHNo&PTNT Việt Nam có địa chỉ tại số 3 đường Lý Thái Tổ, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, chi nhánh có 14 đơn vị trực thuộc là các chi nhánh loại II, chi nhánh loại III và các phòng giao dịch.

So với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Lạng Sơn là một NHTM lớn nhất về tổ chức màng lưới, đội ngũ cán bộ, số lượng khách hàng và doanh s ố hoạt động. Tính đến 31/12/2016, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Lạng Sơn có mạng lưới rộng khắp trên toàn tỉnh với 12 chi nhánh loại II và 02 phòng giao dịch trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh, có 03 phòng giao d ịch trực thuộc các chi nhánh loại II, trụ sở đặt tại các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ trải rộng khắp địa bàn toàn tỉnh nhằm rút ngắn khoảng cách không gian giữa ngân hàng với khách hàng; Tổng số cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn thời điểm 31/12/2016 là 369 người.

2.1.1.2. Mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức của Chi nhánh loại II hoạt động theo mô hình chức năng nghiệp vụ và cắt khúc theo địa giới hành chính (sơ đồ 2.1)

Chức năng của các bộ phận: * Ban giám đốc

- Giám đốc: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước NHNo&PTNT Việt

Nam, trước pháp luật trong tổ chức, quản lý, điều hành và quyết định hoạt động

kinh doanh của của đơn vị theo đúng quy định của Agribank.

- Phó giám đốc: Được Giám đốc giao nhiệm vụ phụ trách một hoặc một số

các nghiệp vụ chuyên môn cụ thể. Khi Giám đốc đi vắng sẽ được Giám đốc ủy quyền bằng văn bản thay mặt Giám đốc điều hành đơn vị phù hợp quy định Agribank và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình.

* Các phòng chức năng

1. Phòng Khách hàng doanh nghiệp:

chiến lược đối với khách hàng doanh nghiệp, phân loại khách hàng doanh nghiệp và đề xuất chính sách phát triển khách hàng nhằm mở rộng tín dụng và áp dụng nâng cao hiệu cấp tín dụng.

- Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn.

- Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng doanh nghiệp. - Triển khai quy chế, quy trinh, hướng dẫn nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong chi nhánh.

- Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

- Kiểm tra giám sát việc tổ chức việc thực hiện các quy chế, quy trình

cấp tin

dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong phạm vi quản lý chi nhánh.

- Thực hiện công tác quản trị nội bộ và quản lý lao động theo phân cấp, ủy quyền.

- Quản lý hồ sơ tài liệu và các văn bản quản lý nội bộ có liên quan theo quy định của Agribank.

- Chấp hành các chế độ thống kê, báo cáo chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

2. Phòng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân:

- Đầu mối tham mưu đề xuất Giám đốc chi nhánh xây dựng mục tiêu, chiến lược đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, phân loại khách hàng, đề xuất chính sách phát triển khách hàng nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng.

- Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân. - Tiếp thị phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng đối khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trên địa bàn.

- Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân.

- Triển khai quy chế, quy trinh, hướng dẫn nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong chi nhánh.

- Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân.

- Kiểm tra giám sát việc tổ chức việc thực hiện các quy chế, quy trình cấp tin dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong phạm vi quản lý chi nhánh.

- Thực hiện công tác quản trị nội bộ và quản lý lao động theo phân cấp, ủy quyền

- Quản lý hồ sơ tài liệu và các văn bản quản lý nội bộ có liên quan theo quy định của Agribank

- Chấp hành các chế độ thống kê, báo cáo chuyên đề theo quy định.

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức mạng lưới của Agribank chi nhánh Lạng Sơn

Giám Đốc CN

Các Phó Giám đốc phụ trách chuyên đề

nghiệ p hàng hộ sản xuất và cá Phòng Kế Phòng Kế toán hoạc h Ngân nguồn quỹ vốn Phòng Phòng KDNH Dịch & vụ và TTQT Market ing 1 ' Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Tổng hợp

Các phòng giao dịch trực thuộc CN loại II

3. Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn:

- Đầu mối tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh phù hợp với môi trường , định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo quy định của Agribank. Trực tiếp tham mưu chiến lược huy động vốn của chi nhánh.

- Đầu mối xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của chi nhánh theo định hướng phát triển của Agribank.

- Đề xuất giao, quản lý, điều chỉnh và quyết toán kinh doanh đối với các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc. Tổng hợp phân tích đề xuất giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh.

- Quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi... và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.

- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ ( rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn.).

- Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rui ro theo quy định; thư ký hội đồng xử lý rủi ro tại chi nhánh.

- Kiểm tra giám sát việc tổ chức việc thực hiện các quy chế, quy trình theo chuyên đề trong phạm vi quản lý của chi nhánh.

- Thực hiện công tác quản trị nội bộ và quản lý lao động theo phân cấp, ủy quyền

- Quản lý hồ sơ tài liệu và các văn bản quản lý nội bộ có liên quan theo quy định của Agribank

- Chấp hành các chế độ thống kê, báo cáo chuyên đề theo quy định.

4. Phòng Kế toán và Ngân quỹ:

- Trực tiếp thực hiện việc quản lý tài chính, kế hoạch kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ phát sinh, tham gia thanh quyết toán các khoản chi

phí... theo quy định của NHNN và Agribank.

- Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền luơng của chi nhánh với Trụ sở chính. Đề xuất giao, quyết toán kế hoạch tài chính đối với các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc.

- Trực tiếp thực hiện việc đăng ký quản lý hồ sơ, thay đổi thông tin khách

hàng, mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng trên hệ thống IPCAS. - Thực hiện chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ mặt theo quy định.

- Tổng hợp, thống kê, hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán tại chi nhánh. Tổ chức tập hợp và luu trữ chứng từ hạch toán kế toán hằng ngày sau khi chứng từ đuợc kiểm soát và hậu kiểm theo quy định.

- Triển khai thực hiện quy định của NHNN, Agribank trong lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân quỹ, hậu kiểm.

- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tiền tệ, kho quỹ, giám sát việc thực hiện về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ tại từng chi nhánh và đơn vị phụ thuộc, máy ATM theo quy định của pháp luật, NHNN và Agribank.

- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quy chế, quy trình tài chính kế toán, trong phạm vi quản lý của chi nhánh.

- Thực hiện công tác quản trị nội bộ và quản lý lao động theo phân cấp, ủy quyền.

- Quản lý hồ sơ tài liệu và các văn bản quản lý nội bộ có liên quan theo quy định của Agribank.

- Chấp hành các chế độ thống kê, báo cáo chuyên đề theo quy định.

5. Phòng Kinh doanh ngoại tệ & Thanh toán Quốc tế:

-Triển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái, dịch vụ kiều hối, xử lý hạch toán các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp và kinh doanh ngoại tệ theo quy định (trừ dịch vụ kiều hối, mua bán vàng ngoại tệ mặt)

-Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT của Agribank

6. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, quý phù hợp với kế hoạch kiểm tra, kiểm soát của Agribank và yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

- Đầu mối tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, quy

trình nghiệp vụ và các quy định nội bộ của Agribank tại chi nhánh. Phát hiện và

đề xuất chỉnh sửa, khắc phục kịp thời sơ hở trong các quy định nội bộ nhằm tăng cường quản lý giao dịch hằng ngày an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.

- Đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra ngoại ngành, thanh tra NHNN, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm toán nội bộ của Agribank để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh. Rà soát, đề xuất các bộ phận liên quan chỉnh sửa, khắc phục tồn tại sau thanh tra, kiểm tra, báo cáo kết quả chỉnh sửa theo quy định của NHNN và Agribank.

- Tiếp nhận đơn thư; tổ chức kiểm tra, xác minh giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền theo đúng quy định về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đơn đề nghị, phản ánh trong hệ thống Agribank phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực tiểu ban chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống tội phạm tại chi nhánh. Tổng hợp, báo cáo công tác phòng chống rửa tiền, FATCA.

- Trực tiếp tham gia trong lĩnh vực pháp chế.

- Bảo mật hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật và Agribank.

- Thực hiện công tác quản trị nội bộ và quản lý lao động theo phân cấp,

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w