- Nghiên cứu cải tiến hồ sơ thủ tục tín dụng, theo hướng đơn giản nhưng đảm bảo tính pháp lý. Ký kết, tiếp nhận nhiều nguồn ủy thác trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, lãi suất thấp để đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn.
- Hiện nay mức ủy quyền cho vay tối đa của các phòng giao dịch của chi nhánh đối với một khách hàng là rất thấp, đề nghị Agribank ra văn bản nâng mức phán quyết về hạn mức tín dụng.
- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn, sát hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao tính khách quan và tính hiệu quả cho công tác thẩm định tín dụng khách hàng.
- Trên sở tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát nội bộ, cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận phòng ban và các cấp quản lý, tăng cường tính độc lập và chủ động của các chi nhánh.
- Thiết lập bộ phận chuyên trách liên kết hoạt động và thông tin giữa
các bộ
phận, các chi nhánh. Từ đó, một mặt tăng cường tính hiệu quả giám sát hoạt động
toàn hệ thống, mặt khác hỗ trợ kịp thời hoạt động của từng bộ phận, chi nhánh. - Đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro nói chung mà quản trị rủi ro tín dụng nói riêng thông qua việc triển khai các quy định và biện pháp cụ thể đối với các cấp quản lý cũng như cán bộ nhân viên.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo định kỳ, Agribank cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các Chi nhánh có biểu hiện bất thường, kiểm tra chéo giữa các Chi nhánh, giữa các CBTD với nhau.
công tác phí, bảo hộ lao động, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp lu ật, thẩm định dự án.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với sự tìm hiểu thực tế và những đánh giá một cách tổng quát về định hướng phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp chi nhánh có thể nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh được công tác xử lý nợ xấu dựa trên những điều kiện thuận lợi do hệ thống chính sách, sự quan tâm của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước mang lại hay những giải pháp từ phía bản thân nội lực của NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn .
Phải nói rằng, nếu chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn có thể kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế của chi nhánh với lợi ích cá nhân và đặt nó trong mối quan hệ trong hệ thống và nền kinh tế đất nước thì chi nhánh sẽ có được bước tiến đáng kể cho hoạt động kinh doanh của mình và cho cả hoạt động xử lý nợ xấu, đó sẽ là những điều kiện và những giải pháp giúp chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn nâng cao chất lượng và tăng trưởng tín dụng, hạn chế nợ xấu phù hợp với kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao và mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.
KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đang mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn nói riêng nhung cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những thay đổi thích ứng, đặc biệt là công tác tín dụng. Hiện nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đang đẩy mạnh các giải pháp hữu hiệu nhằm làm tốt công tác xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng để đảm bảo hoạt động của Chi nhánh hiệu quả, bền vững. Không ngừng mở rộng thị phần, tăng sức cạnh tranh, nâng vị thế của mình.
Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã khái quát những vấn đề về xử lý nợ xấu hiệu quả tín dụng của NHTM, mục đích và ý nghĩa của việc xử lý nợ xấu
nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả
tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, tìm ra những tồn tại, yếu kém và
những nguyên nhân. Luận văn đã đua ra các giải pháp xử lý nợ xấu nâng cao hiệu
quả tín dụng tại Chi nhánh. Đồng thời, với định huớng và quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nuớc, chiến luợc phát triển kinh tế xã hội và của ngành
ngân hàng và địa phuơng. Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nuớc có thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nuớc và NHNo & PTNT Việt Nam nhằm thực hiện đuợc các giải pháp đã đề ra, góp phần từng buớc nâng cao
hiệu quả tín dụng, hiệu quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn,
hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình đồng thời phục vụ đắc lực cho việc
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu song Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận đuợc những lời góp ý của Thầy cô giáo, đồng nghiệp và những nguời quan tâm đến vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB thống kê Hà Nội.
2. Trần Đình Định, Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư Pháp 2/2008.
3. TS. Nguyễn Đại Lai: “Làm gì để xử lý nợ xấu ”, Tạp chí Cộng sản, 05/01/2013.
4. Tô Kim Ngọc (2005), Lý thuyết tiền tệ ngân hàng; Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
6. TS. Nguyên Thị Kim Thanh: “Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam ”, Tạp chí Tài chính số 11/2012.
7. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010).
8. Luật các Tổ chức tín dụng (2010).
9. Các Văn bản hiện hành của NHNN Việt Nam và của NHNo & PTNT Việt Nam.
10. NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015, 2016, 2017.
11. NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo kế toán năm 2014, 2015, 2016, 2017.
12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Lịch sử 25 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
13. Một số các Luận án Tiến sỹ và Luận văn tiến sỹ được lưu trữ tại thư viện các Trường Đại học, Học viện.
14. http: //www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/noxaucuahethongngan-nd- 16314.html
15. Http: //ub.com.vn/ threads/xu-ly-no-xau-thong-qua-amc-va-kinh-nghiem- cho-viet-nam.11426/.
16. bài viết: “Bức tranh toàn diện về xử lý nợ xấu ngân hàng từ 2010 đến tháng 8/2015”, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/buc-tranh-toan- dien-ve-xu-ly-no-xau-ngan-hang-tu-2010-den-thang-8-2015-. 20150904084710834.chn. 17. http: //agribank. ngan-hang.com/chi-nhanh/lang-son 18. http: //agribank. ngan-hang.com/chi-nhanh/lang-son/chi-nhanh-thanh-pho- lang-son 19. http: //www.thesaigontimes .vn/taichinh/nganhang/ 20. https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh; 21. https://voer.edu.vn/m/hieu-qua-cua-tin-dung/b44bd 171 22. http://www.tailieu.tv/tai-lieu/hieu-qua-cua-tin-dung-21401/ 23. http://tailieu.vn/doc/thuyet-trinh-quan-ly-no-xau-tai-viet-na1686642.html