Thực trạng nợ xấu

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 68 - 75)

2.2.2.1. về qui mô nợ xấu.

Bảng 2.5: Quy mô nợ xấu giai đoạn (2014- 2017)

xấu xấu Công ty CP 14,29 5 17.2 % 10,72 4 36.1 % 1,404 7,72% 12,77 6 32% Công ty TNHH 46,33 55.8 62 2.1 127 0.7% 0,44 1% DNTN 2,59 9 3.1% - % 0.0 _______ 0% HTX 36 0 0.4% 34 8 1.2 % ________ 0.005% 0,2 1% Hộ GĐ, CN 19,44 23.4 18,02 60.6 16,663 91.58 25,97 66% Tổng cộng 83,03 2 100,0 29,72 4 100,0 18,195 100.0 39,39 7 100

Nguồn: Báo cáo cân đối của NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn qua các năm từ 2014-2017

Qua bảng số liệu trên cho thấy trong bốn năm từ năm 2014-2017 thì năm 2014 có số nợ xấu cao nhất là 83 tỷ đồng, chiếm 2,54% trên tổng du nợ cho vay, so với tỷ lệ nợ xấu chung cuả các NHTM thì đây là tỷ lệ chua phải là cao (mức trung bình cho phép là 3%), điều này cho thấy Agribank chi nhánh Lạng Sơn đảm bảo chất luợng tín dụng tuơng đối tốt, chua có tiềm ẩn về rủi ro tín dụng.

Năm 2015, nợ xấu của Agribank chi nhánh Lạng Sơn tiếp tục giảm ở mức 29,9 tỷ đồng, chiếm 0,725% khi du nợ cho vay vẫn tiếp tục tăng đạt mức 4.122 tỷ đồng, Với tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức thấp nhu vậy, chứng tỏ chất luợng tín dụng của Agribank chi nhánh Lạng Sơn tiếp tục đuợc duy trì và ngày càng đi vào chất luợng.

Năm 2016, khi tổng du nợ cho vay đạt 5.755 tỷ đồng thì nợ xấu chỉ có

18,2 tỷ, chiếm 0,32% trên tổng du nợ cho vay. Đây là tỷ lệ nợ xấu đuợc coi là rất thấp mà hiện tại nhiều NHTM muốn phấn đấu đạt đuợc.

Năm 2017, khi tổng du nợ cho vay đạt 6.808 tỷ đồng thì nợ xấu chỉ có 39,3 tỷ, chiếm 0,58% trên tổng du nợ cho vay. Đây là tỷ lệ nợ xấu khá thấp chứng tỏ chất luợng tín dụng của Agribank chi nhánh Lạng Sơn tiếp tục đuợc duy trì tốt.

Chỉ tiêu nợ xấu của từng năm càng ngày càng giảm và rất thấp . Chất luợng hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn là tốt, không

ẩn chứa nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tại Agribank chi nhánh Lạng Sơn năm 2014 nợ xấu ở mức tương đối cao chiếm tỷ lệ 2,54%/ tổng dư nợ, đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp có dư nợ lớn, tập trung tại địa bàn Thành Phố, Lộc Bình quá trình xử lý, thu hồi nợ kéo dài và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Năm 2015, được coi là năm thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN; với các giải pháp quyết liệt để xử lí nợ xấu theo Đề án của Chính phủ; ngành Ngân hàng đã cơ bản xử lí được nợ xấu và đưa nợ xấu về mức dưới 3%/tổng dư nợ. Tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, các ngân hàng cũng rất nỗ lực và tích cực tìm ra các giải pháp phù hợp để giảm nợ xấu. Đến cuối năm 2015, nợ xấu toàn địa bàn là 164 tỷ đồng chiếm 1,02%/tổng dư nợ (giảm 178 tỷ đồng = 1,76%). Riêng Agribank tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ nợ xấu giảm khá tốt xuống còn 0,72%/tổng dư nợ. Bước sang năm 2016, nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn tiếp tục có xu hướng giảm hơn xuống còn 0,32%/tổng dư nợ, do chi nhánh đã tập trung xử lý quyết liệt, giảm thiểu nợ xấu bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên đến năm 2017, nợ xấu tại chi nhánh lại có xu hướng tăng trở lại ở mức 0.58%/tổng dư nợ.

2.2.2.2. Cơ cấu nợ xấu.

a) Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế.

Bảng 2.6: Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế.

Biểu đồ 2.4: Sự biến động tỷ lệ nợ xấu của các thành phần kinh tế tại Agribank chi nhánh Lạng Sơn từ năm 2014-2017.

—Công ty cổ phần -■-Công ty TNHH —À— Doanh nghiệp tư nhân —*— Hợp tác xã —*— Hộ gia đình, cá nhân

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn các doanh nghiệp nhà nước hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được cổ phần hóa, hoạt động của các doanh nghiệp này tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nhà nước ít (100% vốn nhà nước và có vốn nhà nước tham gia chỉ có 05 doanh nghiệp: Công ty sổ số, Công ty Chợ, Công ty cấp thoát nước...); do đó sự đóng góp của các doanh nghiệp này vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hạn chế và các doanh nghiệp này đều không có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Số có quan hệ vay vốn là nhóm các công ty cổ phần (CTCP), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN), hộ gia đình, cá nhân...

Phân tích bảng số liệu và sơ đồ trên thấy rằng: Nợ xấu của khối Hộ gia đình và cá nhân thường xuyên cao hơn nợ xấu của thành phần khối Doanh nghiệp và hợp tác xã, bình quân các năm thành phần hộ gia đình, cá nhân có tỷ lệ nợ xấu bằng 58,33% tổng nợ xấu toàn địa bàn, còn lại 41,67% tổng nợ xấu là của khối các doanh nghiệp.

Nhóm công ty cổ phần (CTCP) và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là nhóm thường xuyên có nợ xấu cao nhất trong các thành phần kinh tế doanh nghiệp, tương ứng với dư nợ của các doanh nghiệp này cũng chiếm tỷ trọng

cao trong cơ cấu dư nợ của các ngân hàng.

Năm 2014, nợ xấu của nhóm CTCP và công ty TNHH trên địa bàn 60.633 tỷ đồng, chiếm 73% tổng nợ xấu (cao nhất trong giai đoạn 2014- 2017), và đến năm 2015 nợ xấu giảm còn 11.351 tỷ đồng, nhưng chiếm tỷ trọng 38.2% tổng nợ xấu toàn địa bàn. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu/dư nợ của 02 loại hình doanh nghiệp này đã giảm nhanh xuống còn 8.42% năm 2016.

Nợ xấu của hộ gia đình, cá nhân trong giai đoạn 2014 - 2017 cũng là một mối quan tâm trong công tác xử lí nợ xấu của ngân hàng, vì trong những năm trước, các ngân hàng đầu tư mạnh cho vay hộ kinh doanh, đặc biệt là cho vay tiêu dùng; việc thẩm định và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhiều khi bị nới lỏng, do vậy nợ xấu phát sinh cao, thường xuyên chiếm tỷ trọng từ trên 30% đến trên 40% tổng nợ xấu toàn địa bàn.

Các ngân hàng đã rất tích cực rà soát, cơ cấu lại các khoản nợ, thực hiện các giải pháp quyết liệt để thu hồi nợ, nhưng nợ xấu của thành phần này đã không giảm xuống mà tỷ lệ vẫn tăng lên, năm 2016 ở mức 16.663 tỷ chiếm 91.58% tổng nợ xấu.

b) Nợ xấu phân theo ngành kinh tế.

Theo số liệu báo cáo của NHNN chi nhánh tỉnh Lạng Sơn năm 2017, nợ xấu tập trung vào Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân (40,8%); Sản xuất nông lâm nghiệp (17,9%); thương mại, dịch vụ, (5,8%)... nợ xấu ngành SX công nghiệp chiếm tỷ lệ (5,2%) .

Lạng Sơn là tỉnh có nền kinh tế phát triển chậm, mặc dù GDP hằng năm tăng trưởng bình quân trên 8%, nhưng xuất phát điểm của Lạng Sơn thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp không phát triển; trong những năm gần đây, phát huy thế mạnh là khu vực biên giới có các cửa khẩu nối liên Việt Nam - Trung Quốc. Định hướng của tỉnh là song song với việc phát triển các ngành kinh tế thì dịch vụ, du lịch cũng là một mũi nhọn để Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững.

Bảng 2.7: Nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Xây dựng 18.148 21,9 % 1.250 4,2% 750 4,1% 12.784 32% Nông, lâm nghiệp 5 7.46 9,0% 6.652 %22,4 83.25 17,9% 27.57 19% Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân 5.182 6,2% 5.771 %19,4 07.43 40,8% 78.47 22% Khác 25.089 30,2 % 14.251 47,9 % 4.74 7 26,1% 7.79 6 20% Cộng 83.033 100,0 % 29.724 100,0 % 18.194 100,0% 39.397 100%

ngành thuơng mại, dịch vụ; công nghiệp; do tác động của cung cầu thị trường... hàng tồn kho lớn, nhu cầu chi tiêu giảm sút, nên tổng nợ xấu của 2 nhóm ngành này chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành khác. Tuy nhiên, nền kinh tế phục hồi, khởi sắc, bà con nông dân không tiêu thụ được sản phẩm, khi nhu cầu chi tiêu người dân tăng trở lại. thì việc giải quyết nợ xấu nhóm này trên địa bàn sẽ được xử lí tương đối có hiệu quả.

Ngành thương mại, dịch vụ là nhóm ngành sử dụng vốn sai mục đích nhiều nhất; thực tế cho thấy, khi vay được vốn, thường họ chỉ đầu tư vào SX- KD thực một phần, phần khác đầu tư bất động sản, chứng khoán, thậm chí là

cho vay nặng lãi... nên khi thị trường BĐS đóng băng, tình hình kinh tế suy giảm... không có nguồn thu. Nhóm ngành kinh tế này có thành phần hộ gia đình, cá nhân; vì vậy, số lượng khách hàng tương đối lớn; việc giám sát sử dụng vốn vay khó khăn hơn. Chính vì vậy, không chủ quan và các ngân hàng vẫn cần phải sát sao hơn trong quá trình thẩm định, cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay để kiểm soát được chất lượng tín dụng, đồng thời xử lí những vấn đề phát sinh được kịp thời.

Cho vay Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân có tỷ lệ nợ xấu khá cao trong các ngành kinh tế có quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, nhưng thực tế thì số tuyệt đối dư nợ cho vay nhóm này cũng rất cao, đạt 8.477 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2017.

Tỷ lệ nợ xấu nhóm ngành xây dựng có xu hướng tăng trở lại. Trong những năm qua, việc thị trường BĐS trên địa bàn đóng băng kéo dài và nợ đọng xây dựng cơ bản cao, khả năng sinh lời không có, đã tác động không nhỏ tới khả năng trả nợ của các DN hai lĩnh vực này. Mặc dù trong năm 2017, UBND tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư ngân sách và cân đối thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản bằng việc rà soát lại các dự án đầu tư, phê duyệt và khởi công các dự án mới có hiệu quả, tập trung xử lý và khơi thông những dự án còn dang dở; Nhưng nguồn thu ngân sách thấp dẫn đến việc thanh toán vốn cho lĩnh vực xây dựng cơ bản ít làm cho các công ty xây dựng rất khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1654 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w