- Agribank cần nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định cho vay đối với khách hàng theo huớng quy định cụ thể cho nhóm khách hàng cá nhân, và nhóm khách hàng pháp nhân, các định chế tài chính để phù hợp với tổ chức và đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. Có nhu vậy mới tạo thuận lợi cho ngân hàng cơ sở trong việc thẩm định, cấp tín dụng cho khách hàng, góp phần nâng cao chất luợng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách khách hàng, đảm bảo cơ chế chính sách này là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của Agribank, đảm bảo để Agribank có thể phục vụ toàn bộ, xuyên suốt, trọn gói các nhu cầu của khách hàng, đặc biệt với nhóm khách hàng xếp hạng VIP.
- Agribank cần xây dựng cơ chế đãi ngộ cho đội ngũ làm công tác cán bộ tín dụng cho vay khách hàng cá nhân về cơ chế tiền luơng, công tác phí, làm thêm giờ ... vì trong thực tế tại chi nhánh đội ngũ cán bộ tín dụng cho vay khách hàng cá nhân rất vất vả, thuờng quản lý số luợng khách hàng lớn, địa bàn rộng; khách hàng cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là chính do vậy cán bộ tín dụng muốn gặp khách hàng thuờng phải đi làm việc vào buổi trua hoặc cuối giờ chiều, đặc biệt là khách hàng có nợ quá hạn. Bên cạnh đó, Agribank cũng cần quy định cụ thể về xử lý trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng cố tình làm sai quy trình cho vay gây thất thoát vốn của ngân hàng. Từ đó sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và hạn chế đuợc rủi
ro cho ngân hàng.
- Cần tăng cường công tác đào tạo và quản trị nguồn nhân lực: Hiện nay so sánh về cơ cấu trình độ nguồn nhân lực với các NHTM khác thì Agribank đang đứng ở vị trí khiêm tốn, đây cũng là một vấn đề hạn chế do đặc thù hoạt động của hệ thống Agribank. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động và thực hiện mục tiêu đưa Agriabnk trở thành NHTM giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính nông thôn, đủ sức cạnh tranh
và thích ứng trong quá trình hội nhập, Agribank cần tăng cường đào tạo, quản trị
và sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tuyển dụng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất phát từ thực tế hoạt động của Agribank chi nhánh huyện Kim Động Hưng Yên nói chung cũng như hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm mục tiêu nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Nếu thực hiện và triển khai được tốt các giải pháp trên thì Agribank chi nhánh huyện Kim Động Hưng Yên không những nâng cao vị thế cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, tăng thu nhập mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng tín dụng nói chung luôn được các NHTM, các Tổ chức tín dụng quan tâm vì trong cơ cấu nguồn thu của NHTM và các Tổ chức tín dụng thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Đối với hệ thống Agribank nói chung, Agribank chi nhánh huyện Kim Động Hưng Yên nói riêng, đối tượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Với lợi thế vị trí địa lý và điều kiện kinh tế có nhiều thuận lợi, những năm qua hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Kim Động Hưng Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chi nhánh đã thực hiện chính sách tín dụng thống nhất theo chỉ đạo của Agribank và Agribank chi nhánh tỉnh Hưng Yên. Quy mô cấp tín dụng khách hàng cá nhân của Chi nhánh các năm qua không ngừng tăng qua các năm.
Trên cơ sở các kiến thức về lý thuyết đã được trang bị, tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Kim Động Hưng Yên, kết quả nghiên cứu đã đạt được một số vấn đề cơ bản sau:
1. Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng,
chất lượng tín dụng thương mại, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng
khách hàng cá nhân, đồng thời nêu ra các chỉ tiêu đánh giá việc nâng cao chất lượng tín dụng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng
tín dụng khách hàng cá nhân.
thực trạng việc nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Kim Động Hưng Yên nói riêng, và cũng đã đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Kim Động Hưng Yên trong thời gian qua.
3. Đưa ra một số các giải pháp có tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Kim Động Hưng Yên và đề xuất một số kiến nghị với các ngành, các cấp có liên quan nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân.
Qua luận văn này, tác giả hy vọng những giải pháp được đưa ra sẽ sớm được áp dụng vào hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh
huyện Kim Động Hưng Yên để vừa có thể tăng trưởng tốt tín dụng và vừa có thể
nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thấy giáo trực tiếp hướng dẫn TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa và các bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thiện luận văn thạc sỹ.
Trong khoảng thời gian có hạn, tác giả đã hết sức cố gắng, nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu về mặt lý thuyết cũng như thực tế. Tuy nhiên, do kiến thức và năng lực của tác giả có hạn; Do vậy luận văn sẽ khó tránh những vấn đề khiếm khuyết, chưa phản ánh sâu sắc được vấn đề, tác giả rất mong sự hưởng ứng và tham gia ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này để tác giả bổ sung luận văn ngày một hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank Chi nhánh huyện Kim Động Hưng Yên, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017 - 2019.
2. Chính Phủ (2014) Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
3. Chính sách tín dụng (Creditpolicy) là gì? Nội dung chính sách (2019), truy cập ngày 13/4/2020 từ < https://vietnambiz.vn/chinh-sach-tin-dung-credit-
policy-la- gi-noi-dung-chinh-sach-20190920182247819.htm>
4. Đường Thị Thanh Hải (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam, truy cập ngày 13/4/2020, từ < http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/cac-nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua- tin-dung-ca-nhan-o-viet-nam-84217.html >
5. Giới thiệu chung về Agribank, truy cập ngày 13/4/2020 từ
<
https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/gioi-thieu-agribank >
6. Mở rộng tín dụng Ngân hàng để hạn chế “tín dụng đen ” (2020), truy cập ngày 13/4/2020, từ < http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-
hiem/2020-01-07/mo-rong-tin-dung-ngan-hang-de-han-che-tin-dung-den-
81208.aspx >
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 ban hành Quy định về hoạt động cho vay.
9. Nguyễn Văn Chư (2015), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ gia đình tại Agribank chi nhánh tỉnh Hưng Yên”.
(2019), truy cập ngày 13/4/2020, từ < http: //tapchitaichinh.vn/ngan-hang/no-
luc-giam-phu-thuoc-vao-tin-dung-cua-cac-ngan-hang-da-di-den-dau-
303232.html>
11. Quốc hội (2010), Luật các TCTD Số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, 2010.
12. Quy trình tín dụng là gì? Tìm hiểu sơ đồ quy trình tín dụng (2018), truy cập ngày 13/4/2020 từ < https://topbank.vn/tu-van/quy-trinh-tin-dung-la-gi-
tim-hieu-so-do-quy-trinh-tin-dung-tai-cac-ngan-hang>
13. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Dân Trí, Hà Nội.
14. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Dân Trí, Hà Nội.
15. Trần Thị Hồng Nhung (2017), “Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Quảng Bình”
16. Vân Linh (2019), Tín dụng vân đóng góp trọng yếu vào lợi nhuận ngân hàng, truy cập ngày 13/4/2020, từ < https://tinnhanhchungkhoan.vn/ngan-
hang/tin-dung-van-dong-gop-trong-yeu-vao-loi-nhuan-ngan-hang-
302972.html>
17. Văn phòng NHNN (2006), Vai trò của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam, truy cập ngày 13/4/2020, từ < https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd chiti et?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=C NTHWEBAP01162524758&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&afrL oop=3117009107963852#%40%3F afrLoop%3D3117009107963852%26cen terWidth%3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162524758%2 6leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfa lse%26showHeader%3Dfalse%26 adf.ctrl-state%3D 1994uu21 dh 9>