Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu 077 chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (Trang 29 - 35)

- Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng, giảm thiểu và dần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang

1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

S Quy mô và tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Quy mơ tín dụng đối với DNNVV

Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là tài sản của ngân hàng, phản ánh số tiền mà các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại đang còn nợ ngân hàng. Quy mơ của tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được

phản ánh thông qua sự tăng trưởng trong dư nợ tín dụng, phải được xem xét ở góc độ số tuyệt đối hoặc số tương đối, thường lấy ở thời điểm cuối kỳ kế toán.

Dư nợ TDDNNVnăm (t) - Dư nợ TDDNNVVnam (t-1) Tốc độ tăng trường dư nợ

TDDNNVV = ------------------------------------------------------------------ x 100% Dư nợ TDDNNVV năm (t-1)

Chỉ số này phản ánh quy mô thay đổi và tốc độ thay đổi dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm nay so với năm trước. Khi quy mơ dư nợ tín dụng DNNVV tăng lên đi kèm số lượng khách hàng tăng phản ánh mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng lớn, uy tín của ngân hàng trên địa bàn được đánh giá cao, từ đó cho thấy chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên, nếu quy mơ dư nợ tín dụng DNNVV tăng trưởng nóng qua nhiều năm khơng hẳn phản ánh chất lượng tín dụng cao, có nhiều trường hợp là tăng trưởng bong bóng hoặc vì chỉ tiêu tăng trưởng mà bỏ qua việc thực hiện đúng các quy trình tín dụng, điều kiện, nguyên tắc cấp tín dụng....Trong những trường hợp đó cần có những giải pháp để bảo đảm lợi ích của ngân hàng.

- Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV phản ánh mối tương quan giữa dư nợ tín dụng đối với DNNVV và tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV được tính bằng dư nợ tín dụng đối với DNNVV chia cho tổng dư nợ tại một thời điểm, thường là cuối năm kế tốn.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV

Dư nợ tín dụng DNNVV

_____Z_____________________ x 100% Tổng dư nợ tín dụng

Tổng dư nợ bao gồm: dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn và dư nợ dài hạn. Tổng dư nợ lớn chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và thích hợp. Tổng dư nợ thấp cho thấy ngân hàng

khơng có khả năng mở rộng mạng lưới khách hàng, hoạt động tín dụng kém. Tuy nhiên, tổng dư nợ lớn thì chưa hẳn chất lượng khoản vay tốt.

Neu tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV tăng lên và phù hợp tình hình kinh tế và chiến lược phát triển, đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng cho thấy chất lượng tín dụng đối với DNNVV là tốt. Khi tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV tăng hoặc giảm đột biến, khơng phù hợp với diễn biến thị trường phản ánh vấn đề trong chất lượng tín dụng đối với DNNVV và cần có những giải pháp để hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

V Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cơ cấu dư nợ tín dụng DNNVV cho biết tỷ trọng cho vay khi được phân chia theo một số tiêu chí khác nhau như: theo vùng kinh tế, theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn.... Cơ cấu dư nợ tín dụng được phản ánh thông qua các tỷ lệ giữa dư nợ cho vay đối với một lĩnh vực cụ thể so với tổng dư nợ. Các tỷ lệ này phản ánh liệu ngân hàng có đang tập trung vào một lĩnh vực nào hay khơng hay có sự phân bổ hợp lý giữa các lĩnh vực. Cụ thể:

Dư nợ cho mỗi ngành kinh tế

Tỷ lệ dư nợ theo ngành kinh tế = ----------------------------------------- x 100% Tổng dư nợ TD DNNVV

Tỷ lệ dư nợ theo ngành kinh tế cho biết liệu ngân hàng có đang tập trung cho vay phát triển một lĩnh vực ngành nghề kinh tế cụ thể nào không, đồng thời cho thấy trong những giai đoạn khác nhau thì lĩnh vực kinh doanh của DNNVV mà ngân hàng cấp tín dụng được mở rộng hay thu hẹp, từ đó dự đốn nhu cầu vốn trong tương lai.

Khi ngân hàng có cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế hợp lý cho thấy chất lượng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng là cao, rủi ro tập trung thấp; đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế. Sự hợp lý ở đây nghĩa là phù hợp với chiến lược, định hướng, đặc điểm vùng miền, khẩu vị rủi ro và kì vọng về lợi nhuận của ngân hàng. Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế cho biết trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh hoặc hạn chế cấp tín dụng trong lĩnh vực nào để tận dụng được những cơ hội hoặc hạn chế những thách thức, rủi ro, đem lại lợi ích cho ngân hàng:

Dư nợ cho mỗi thành phần kinh tế

Tỷ lệ dư nợ theo thành phần kinh tế = -----------------------------------------------x 100% Tổng dư nợ TD DNNVV

Đối với tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, thành phần kinh tế được xét ở đây là doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Ngoài ra, cơ cấu tín dụng đối với DNNVV cịn được phân chia theo tiêu chí kỳ hạn:

Dư nợ DNNVV cho từng kỳ hạn

Tỷ lệ dư nợ theo kỳ hạn TD DNNVV = ----------------------------------------------- x 100% Tổng dư nợ tín dụng DNNVV

Việc cân đối tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung dài hạn với cơ cấu nguồn vốn và mức sinh lời dự kiến sẽ giúp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Các khoản vay ngắn hạn có mức sinh lời thấp nhưng thời gian đáo hạn nhanh, rủi ro thấp; các khoản vay trung, dài hạn có mức sinh lời cao nhưng thời hạn vay dài do vậy rủi ro cao hơn. Khi ngân hàng có nguồn vốn trung, dài hạn thấp, nhu cầu vay trung, dài hạn ít, ngân hàng nên cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Tuy nhiên, khi ngân hàng có nguồn vốn trung, dài hạn dồi dào cùng với nhu cầu vốn cao, tập trung vay vốn đầu tư tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh, ngân hàng nên cho vay nhiều trung, dài hạn để nâng cao thu nhập.

V Hệ số thu nợ ( % )

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ ( % ) =---------------------------------x 100% Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của các ngân hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.Tỷ lệ này càng cao càng tốt, nó thể hiện là doanh số thu hồi nợ của ngân hàng là càng cao so với doanh số cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn là những chỉ tiêu quan trọng trực tiếp phản ánh thực chất chất lượng tín dụng của ngân hàng. Theo Thơng tư số 02/2014/TT-NHNN ngày 21/01/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” và “Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4,5”. Trong đó, các nhóm nợ được phân loại theo Thông tư số 02/2014/TT-NHNN theo các chỉ tiêu định tính và định lượng

Tỷ lệ nợ quá hạn từ tín dụng Dư nợ quá hạn DNNVV

J ʌɪ = _______________ x 100%

đơi với DNNVV Tơng dư nợ tín dụng DNNVV

Các khoản nợ quá hạn phát sinh có thể do những nguyên nhân chủ quan như: Trình độ quản lý của khách hàng yếu kém, công nghệ sản xuất lạc hậu, doanh nghiệp khơng thích nghi được với thị trường và cũng có thể do những nguyên nhân khách quan như: sự thay đổi chính sách của Nhà nước, rủi ro trong kinh doanh như thiên tai, chiến tranh... Khả năng thu hồi khoản nợ quá hạn cũng khác nhau: có khoản nợ do khách hàng bị chậm thanh tốn tiền hàng, gặp khó khăn tạm thời nhưng cũng có khách hàng ở tình trạng đình trệ sản xuất, thua lỗ nặng nề dẫn tới khơng cịn khả năng trả nợ.

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu hết sức quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của một ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ hiệu quả cho vay thấp, rủi ro khoản vay cao và ngược lại. Nợ quá hạn có thể do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính sách, thị trường bất ổn định., nhưng ở Việt Nam, thời gian gần đây, nợ quá hạn thường do chủ quan tạo ra: trình độ quản lý kinh doanh yếu kém, kinh doanh vượt quá khả năng quản lý, công nghệ sản xuất lạc hậu, khơng thích nghi kịp với cơ chế thị trường, trình độ cán bộ thẩm định thấp, đạo đức nghề nghiệp kém. Hậu quả của nợ quá hạn có thể sẽ làm cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, các quan hệ tài chính bị đóng băng, dẫn đến khả năng thanh khoản kém. Đối với ngân hàng tỷ lệ nợ quá hạn cao, vượt mức cho phép sẽ làm cho công tác cho vay bị hạn chế và uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.

Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu được xác định theo cơng thức:

Tỷ lệ nợ xấu đối Dư nợ xấu DNNVV

2 = _____._______-___ __________________x 100%

với DNNVV Tổng dư nợ TD DNNVV

Trong hoạt động ngân hàng, việc tồn tại tỷ lệ nợ xấu được coi như là một đặc thù của lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng duy trì một tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với trung bình của ngành hay tỷ lệ này có xu hướng gia tăng theo thời gian thể hiện ngân hàng đó có rủi ro tín dụng cao và gia tăng, mặt khác cũng cho thấy các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng là không hiệu quả, Ban lãnh đạo ngân hàng cần đó cần có các chỉ đạo cấp thiết để giảm thấp tỷ lệ nợ xấu.

Như vậy, chỉ tiêu nợ xấu được xác định sẽ là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng, bên cạnh đó nó giúp cho ngân hàng xác định được chính sách cho vay và trích lập chính xác quỹ dự phịng rủi ro từ thu nhập của mình. Nói cách khác, nợ xấu là một chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, nó sẽ làm giảm nghiêm trọng lợi nhuận của ngân hàng và đôi khi làm mất vốn kinh doanh của ngân hàng.

Khi phân tích chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu từ tín dụng đối với DNNVV cần so sánh với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của các NHTM khác.

V Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro:

Tỷ lệ dự phòng rủi ro Quỹ dự phòng rủi ro TD DNNVV

ɪʌ 'ζ = ______________________ x 100%

DNNVV Tổng dư nợ DNNVV

Tỷ lệ trên càng cao chứng tỏ ngân hàng phải trích một khoản lợi nhuận càng lớn tính trên tổng dư nợ đưa vào quỹ dự phịng rủi ro để bù đắp tổn thất. Ngược lại, tỷ lệ trên thấp thể hiện hiệu quả cho vay khá tốt do số tiền trích dự phịng thấp so với tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu 077 chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w