- Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng, giảm thiểu và dần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang
S Phân theo loại hình doanh nghiệp
3.2.3 Nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng định kỳ
Nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng định kỳ nhằm kịp thời điều chỉnh hạn mức tín dụng hợp lý nhất, hiệu quả nhất
Xếp hạng tín dụng là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với mức độ tài chính, hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi môi trường kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí của người đi vay.
Hệ thống xếp hạng tín dụng của GPBank đã góp phần rất đáng kể trong việc sàng lọc và phân loại khách hàng, từ đó giúp cho ngân hàng giảm được tỷ lệ rủi ro tín dụng trong mức cho phép. Nhìn chung, hệ thống xếp hạng tín dụng của GPBank hiện nay là hữu ích, khắc phục được tính chủ quan trong việc chấm điểm các chỉ
tiêu định lượng bằng cách đưa vào các chỉ tiêu phi tài chính nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4.
Mơ hình chấm điểm gồm 2 phần là các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Chấm điểm định lượng dựa vào các chỉ số tính tốn trực tiếp từ báo cáo tài chính năm gần nhất của doanh nghiệp. Chấm điểm định tính trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp, thông tin phi tài chính cập nhất đến thời điểm chấm.
GPBank Thăng Long định kỳ 3 tháng 1 lần thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng được dùng để xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, áp dụng mức lãi suất cho vay và các quy định về tài sản đảm bảo, kịp thời phát hiện ra những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro, kịp thời điều chỉnh hạn mức tín dụng hợp lý nhất, hiệu quả nhất.
Với đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam hiện nay, việc yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ chuẩn mực kế tốn là rất khó khăn. Mà nguồn thông tin để xếp hạng doanh nghiệp chủ yếu là từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và lịch sử trả nợ ngân hàng. Do đó, nếu cán bộ tín dụng khơng làm tốt cơng tác thu thập thơng tin mà chỉ hồn tồn dựa vào thông tin từ báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng thì việc xếp hạng tín dụng cũng không phát huy hiệu quả. Hơn nữa, ngoài nhưng chỉ tiêu định lượng thì trong bộ chấm điểm xếp hạng tín dụng của GPBank cịn có những chỉ tiêu định tính, mà khi chấm rất cần đến sự khách quan của cán bộ tín dụng, do đó kết quả chấm điểm sẽ không chuẩn mực và khách quan khi cán bộ chấm điểm đưa ý kiến chủ quan, hoặc cố tính làm sai lệch kết quả chấm điểm.
Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp mà GPBank Thăng Long đang áp dụng chưa thực hiện được xếp hạng các doanh nghiệp tiềm năng (là các doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng mà ngân hàng đang nhắm tới) có quy mơ siêu nhỏ, nhiều tiêu chí lựa chọn chấm điểm còn chồng chéo, khơng rõ ràng. Việc tính điểm tài sản đảm bảo mới chỉ áp dụng cho khách hàng thể nhân
trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa 100% có tài sản đảm bảo nhưng chưa được tính.