- Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng, giảm thiểu và dần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang
S Phân theo loại hình doanh nghiệp
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Các nguyên nhân chủ quan.
Về chính sách khách hàng: Chưa đa dạng hóa khách hàng ở những lĩnh vực khác nhau. Định hướng khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến - xây dựng trong giai đoạn 2015- 2017; khi các lĩnh vực này có sự biến động xấu dẫn đến nhiều nợ quá hạn, nợ xấu và giảm khả năng sinh lời của ngân hàng . GPBank Thăng Longchưa quan tâm tới nhu cầu của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn (nhằm phát triển kinh tế địa phương), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2015- 2017 trong khi địa phương đang có một số dự án hướng tới lĩnh vực này.
Công tác tìm hiểu khách hàng: Chưa tìm hiểu kĩ thông tin về khách hàng từ phía đối tác của khách hàng và các bên có liên quan, do vậy chưa đánh giá chính xác về khách hàng, cơng tác thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh chưa đánh giá về những rủi ro dự kiến từ môi trường, thị trường. Việc đánh giá về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi cán bộ QLKH có khả năng phân tích, tổng hợp, linh hoạt, nhạy bén với những sự thay đổi của thị trường, tuy nhiên công tác này chưa được chú trọng.
- Công tác tiếp thị của ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp chưa được triển khai, thực hiện bài bản. Lực lượng cán bộ khách hàng doanh nghiệp chưa chủ động tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng. Chủ yếu là khách hàng tự tìm đến ngân hàng để xin cấp tín dụng.
chưa tích lũy đủ về kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm xử lý tình huống; khả năng thích ứng của một số cán bộ chưa cao, do vậy vẫn để xảy ra sai sót, nhầm lẫn trong q trình tác nghiệp; cơng tác thu hồi lãi treo, xử lý nợ xấu còn chậm.
- Khối lượng công việc đối với một cán bộ khách hàng doanh nghiệp là khá lớn; do vậy công tác thẩm định TSBĐ và kiểm tra sau giải ngân trong một số trường hợp sơ sài, thiếu chính xác theo hướng bất lợi cho ngân hàng, đặc biệt là việc đánh giá khả năng phát mại của những TSĐB có tính đặc thù chưa được quan tâm đúng mức. Đối với những khoản nợ xấu, ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ.
- Một số chi nhánh loại II chưa thực sự chủ động, quyết liệt trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 55/2016/NĐ-CP của Chính phủ, chưa mạnh dạn áp dụng các mức cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với các đối tượng khách hàng theo quy định tại Nghị định 55/2016/NĐ-CP.
- Một số chi nhánh loại II chưa chủ động phân tích khả năng thu hồi đối với các khoản nợ tồn đọng, việc áp dụng các biện pháp xử lý thu hồi nợ chưa quyết liệt nên tiến độ thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR và nợ đã bán cho VAMC còn chậm, nhiều khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa được xử lý kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn tỉnh.
- Cho vay ngoại tệ (USD) chưa tiếp cận được nhiều khách hàng, dư nợ cho vay ngoại tệ chỉ tập trung tại Văn phòng hội sở; chưa tiếp cận được khách hàng sử dụng đồng ngoại tệ EUR. Dư nợ cho vay ngoại tệ chỉ duy trì ở mức thấp.
> Các nguyên nhân khách quan - Nguyên nhân từ phía DNNVV
Thời gian qua, ngân hàng đã quan tâm đến các DNNVV coi đây là đối tượng tiềm năng lớn, là mục tiêu chiến lược. Nhưng ngược lại, các DNNVV Việt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình đổi mới, hội nhập của đất nước. Chính những vấn đề các DNNVV đang gặp phải là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng đối với DNNVV. Những nguyên nhân đó là:
+ Các DNNVV hạn chế về vốn: vốn đi vay quá lớn trong khi vốn tự có hạn chế.
+ Năng lực quản lý và điều hành của DNNVV còn yếu kém.
+ Cơ sở vật chất chưa tốt và trình độ cơng nghệ của các DNNVV cịn lạc hậu. + Số liệu tài chính của doanh nghiệp khơng trung thực.
+ Hồ sơ xin vay vốn sơ sài, không đồng bộ, thiếu thông tin, thiếu chuẩn bị, thiếu chuyên nghiệp nên doanh nghiệp không tạo được uy tín với ngân hàng, không thuyết phục được ngân hàng.
+ Hầu hết các DNNVV thiếu TSĐB. Trong khi ngân hàng yêu cầu rất cao và khắt khe về tài sản thế chấp. Đây là vấn đề được đặt ra cho cả 2 bên ngân hàng và doanh nghiệp cần được giải quyết.
=> Cơ chế chính sách ban hành và các định hướng phát triển kinh tế chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế trong nước và các biến động xấu có thể xảy ra, khiến cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh trong nước theo đó rơi vào tình thế bị động, khả năng tự xoay xở bị hạn chế, năng lực tài chính yếu, khả năng quản trị điều hành kém.. .nên đã để xảy ra nhiều tổn thất, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh đơn vị, trực tiếp ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng, theo đó nợ xấu tăng đột biến trong tồn bộ hệ thống các NHTM.
- Các nhân tố khác
+ Hiện nay, trên địa bàn tỉnh với chủ trương mời gọi đầu tư, tạo cơ chế thơng thống cho doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, một số tập đoàn lớn đã mở rộng đầu tư hoạt động tại tỉnh, như tập đoàn Big C, Media Mart,., với qui mô, năng lực và kinh nghiệm đã thu hút phần lớn khách hàng đến mua sắm, giao dịch, ảnh hưởng không nhỏ đến một số DNNVV hoạt động kinh doanh cùng mặt hàng, làm cho các DNNVV hoạt động cầm chừng, thậm chí ngừng hoạt động, chuyển đổi hướng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển khu vực DNNVV trên địa bàn.
+ DNNVV hoạt động còn hạn chế, các DNNVV hoạt động trên đại bàn chủ yếu với mục tiêu hướng nội, năng lực cạnh tranh cịn yếu, tình trạng chủ doanh
nghiệp khu vực này cịn hạn chế về năng lực quản lý kinh doanh, quản trị rủi ro .... Nhiều DNNVV phát triển từ kinh tế hộ gia đình, hoạt động kinh doanh cịn mang tính ngắn hạn, chưa đầu tư về xây dựng hình ảnh, thương hiệu, chưa chú trọng trong mở rộng và giữ thị trường, thị phần, khách hàng, chưa quan tâm hoạch định chiến lược lâu dài.
+ Do đặc điểm kinh tế địa bàn nên nguồn vốn tín dụng vẫn tập trung chủ yếu vào sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến.. Đây là lĩnh vực khi gặp khó khăn trong tiêu thụ sẽ gây ra nhiều khó khăn trong thu hồi nợ, đặc biệt là khi phải tiến hành thanh lý TSBĐ bởi những TSBĐ là những thiết bị, dây chuyền mang đặc thù có tính phát mại kém trên thị trường.
+ Mơi trường kinh tế cịn nhiều biến động
Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia ln có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp ngược lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao chùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, tăng nguy cơ rủi ro tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.
+ Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đồng bộ:
Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kĩ thuật nghiệp vụ và các hoạt động mang tính pháp lý như kí kết hợp đồng kinh tế, đầu tư tài chính tín dụng ... Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật.
cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại. Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng, nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM.
Tóm tắt chương 2.
Chương 2 đã giới thiệu sơ lược về cơ cấu tổ chức của GPBank Thăng Long, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung phân tích chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng. Từ đó, chương 2 đã phân tích những kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Những vấn đề còn tồn tại của chương 2 sẽ được giải quyết tại chương 3: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại GPBank Thăng Long”.