- Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng, giảm thiểu và dần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang
S Phân theo loại hình doanh nghiệp
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các cơng cụ và kĩ thuật phân tích tín dụng nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. DNNVV là nhóm khách hàng có số lượng lớn, hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, kinh doanh các ngành nghề rất khác nhau. Có những khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng rất lâu hoặc đã có mối quan hệ với rất nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng khác nhau; có những khách hàng lần đầu tiếp cận với tín dụng ngân hàng, do đó cơng tác thẩm định tín dụng là khá phức tạp.
Thực tế tại GPBank, bộ phận thẩm định mới được tách riêng ra thành một phòng ban riêng tại Hội Sở GPBank. Do đó, cơ cấu nhân sự cịn mới chưa có bề dày kinh nghiệm và chun sâu trong cơng tác thẩm định. Ngồi ra, đội ngũ cán bộ còn thưa thớt, so với khối lượng công việc hiện tại quá chênh lệch dễ ảnh hưởng đến chất lượng công việc thẩm định.
Bởi vì cơng tác thẩm định đóng vai trị quan trọng trong chất lượng tín dụng. Thẩm định là một khâu để hạn chế rủi ro tín dụng, thực hiện tốt cơng tác này thì chất lượng tín dụng mới được đảm bảo. Để chất lượng thẩm định được tốt thì GPBank cần phải tổ chức các lớp đào tạo để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ qua các đợt tập huấn, lớp bồi dưỡng nâng cao và cả tư cách đạo đức. Cán bộ thẩm định cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, nắm vững kiến thức nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ,
am hiểu pháp luật, nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, vững vàng trong xử lý nghiệp vụ, giữ vững phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ thẩm định không chỉ làm việc dựa trên các thông tin số liệu doanh nghiệp cung cấp mà còn phải chủ động tìm kiếm thơng tin, thu thập thông tin do các tổ chức và cơ quan có chức năng cung cấp...do đó thơng tin đầy đủ và chính xác là rất quan trọng đối với thẩm định. Cần thu thập thường xuyên những thông tin về diễn biến của nền kinh tế, những điều chỉnh trong cơ chế, chính sách có liên quan đến các ngành, lĩnh vực. Nâng cao chất lượng thông tin và dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Hoàn thiện hệ thống thông tin, báo cáo thống kê thẩm định và lưu trữ hồ sơ. Nguyên tắc 6C giúp cán bộ tín dụng có được định hướng đúng đắn trong q trình thẩm định (character
- Tính chất, đặc điểm khách hàng, capacity - năng lực của người vay, cashflow - Tình hình tài chính, collateral - tài sản bảo đảm, conditions - các điều kiện, control - kiểm soát).
Càng ngày nội dung thẩm định càng bao trùm nhiều lĩnh vực, nên phân chia để mỗi cán bộ chịu trách nhiệm một lĩnh vực như thương mại, xây dựng, chế biến...sẽ phát huy được năng lực chuyên môn của từng cán bộ. Đối với những dự án thuộc lĩnh vực chuyên môn như tin học, kỹ thuật...nên thuê chuyên gia, nhà tư vấn hỗ trợ trong quá trình thẩm định. Như vậy, do cán bộ thành thạo với lĩnh vực thẩm định nên sẽ tiết kiệm được thời gian thẩm định, kết quả thẩm định chính xác hơn và dẫn đến chất lượng thẩm định sẽ được nâng cao.
Một điểm đáng chú ý trong công tác thẩm định nữa là thẩm định TSBĐ. Cán bộ tín dụng cần nâng cao tính thận trọng trong công tác thẩm định và định giá TSBĐ, hạn chế nhận TSBĐ không rõ nguồn gốc, khơng rõ ràng hoặc có nhiều điểm bất lợi cho bên nhận thế chấp. Đối với các TSBĐ có sự định giá độc lập của bên thứ ba là các công ty thẩm định giá, cán bộ tín dụng ngồi việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình thẩm định tài sản, cần có sự suy xét cẩn trọng, nhìn nhận đánh giá trên nhiều phương diện, nhất là xem xét đến tính thanh khoản của tài sản, khơng máy móc chỉ dựa trên giá trị định giá của chứng thư, mà chỉ nên coi đó là một nguồn thơng tin để tham khảo.