Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 077 chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (Trang 80 - 82)

- Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng, giảm thiểu và dần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang

S Phân theo loại hình doanh nghiệp

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng còn những hạn chế sau:

Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng rất nhỏ . Trong khi trên địa bàn các DNNVV đang hoạt động rất nhiều, chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, vấn đề đặt ra cho ngân hàng trong thời gian tới cần có chính sách để thu hút nhóm đối tượng khách hàng này.

Tổng dư nợ cho vay DNNVV của ngân hàng phát triển không ổn định và đang có xu hướng tăng khơng đáng kể (năm 2016 tăng 1,59%, năm 2017 tăng 12,1 %). Dù nguyên nhân của sự tăng không đáng kể này là khách quan hay chủ quan thì ngân hàng cũng cần có biện pháp cải thiện để tăng quy mơ dư nợ trong thời gian tới. Nếu tình trạng này được kéo dài sẽ làm giảm thu nhập lãi cho vay.

Công tác thẩm định phương án, dự án vay vốn, thẩm định TSBĐ trong một vài trường hợp còn sơ sài, chưa bám sát thực tế doanh nghiệp, chưa tìm hiểu kĩ thơng tin khách hàng, chưa thẩm định sâu về thị trường đầu ra, chưa đánh giá đúng mức những biến cố có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.... Công tác định giá lại tài sản cũng như kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, kiểm tra sau cho vay trong một vài trường hợp chưa đánh giá đúng thực tiễn của khách hàng, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Chủ yếu hình thức cấp tín dụng cho DNNVV là cho vay từng lần. Các hình thức cho vay khác cũng như hoạt động bảo lãnh chưa phát triển, chủ yếu dành cho các doanh nghiệp lớn. Chưa đa dạng hóa khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại các khu cơng nghiệp có nhu cầu cấp bảo lãnh để thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu. Đây là các khách hàng tiềm năng nhưng Chi nhánh chưa khai thác triệt để.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với DNNVV vẫn ở mức tương đối cao so với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của toàn Chi nhánh và so với một số NHTM trên địa bàn. Nợ xấu tập trung vào các lĩnh vực cho vay chủ yếu của GPBank Thăng Long là công nghiệp chế biến, chế tạo, vật liệu xây dựng và lĩnh vực kinh doanh thương mại. Nhiều khoản vay từ những năm trước hiện tại đã chuyển thành nợ xấu, tuy đã được

ngân hàng tạo mọi điều kiện nhưng việc trả nợ gần như khơng có tiến triển theo chiều hướng tích cực, trong khi đó TSBĐ đa phần là các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị nhà xưởng ... nên quá trình thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vô cùng phức tạp và khó khăn. Việc bán nợ cho VAMC tuy có thể xóa nợ xấu và lãi treo trên bảng cân đối của ngân hàng, nhưng ngân hàng vẫn phải tiếp tục cùng với doanh nghiệp tìm phương án sản xuất kinh doanh; ngồi ra cịn ảnh hưởng tới uy tín hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 077 chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w