Vai trò của ODA đối vớisự phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 26 - 31)

[19] [21]

Nông nghiệp hiện nay giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế và là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam. Một trong những yếu tố then chốt làm nên thành công của ngành là nhờ các đổi mới và hỗ trợ từ các chính sách. Hiện nay, Việt Nam vẫn là nằm trong nhóm các quốc gia nghèo nhất thế giới, còn nhiều khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao đặc biệt là ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Tình trạng bệnh dịch ở nông thôn và thiên tai càng làm tăng khoảng cách thu nhập và giữa người dân ở nông thôn và thành thị.

Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam nhiều thách thức lớn trong cạnh tranh. Việc thực hiện các cam kết thương mại quốc tế, một mặt mang lại nhiều lợi ích quan trọng, mặt khác đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những khó khăn phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường nội địa. Sự tham gia Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á, gia nhập WTO

cũng là một thách thức lớn khác cho nông nghiệp Việt Nam bằng việc cam kết áp dụng các mức thuế thấp hơn và hạn chế các rào cản phi thuế quan cho các mặt hàng nông sản.

Trong bối cảnh đất nước đang đương đầu với những thách thức của quá trình tăng tốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò của chính sách ngày càng quan trọng. Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì vậy phát triển nông nghiệp, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế- xã hội ở nước ta. Chính vì vậy, để phát triển kinh tế xã hội của đất nước phải bắt đầu từ đầu

Ngành, lĩnh vực Dự kiến ODA ký kết 2006 - 2010 theo Đề án ODA ký kết 2006 - 2O10 Dự kiến cơ cấu ODA Tổng ODA (Tỷ USD) Cơ cấu

ODA Tổng ODA(Tỷ USD)

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Versionj- http://www.simpopdf.com

tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ thực tế huy động và tiếp nhận, sử dụng quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam từ năm 1993 (kể từ khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ) cho thấy Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có tỷ trọng huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua ODA khá lớn, trong đó tỷ trọng dành cho phát triển nông nghiệp nông thôn khá lớn và luôn được Chính phủ ưu tiên hàng đầu.

Nguồn vốn ODA chính là nguồn vốn đầu tư cần thiết giúp Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, chuyển giao công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hỗ trợ công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng phá thế độc canh cây lúa, đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường, hỗ trợ các hoạt động phi nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân ở những khu vực chuyển đổi, xây dựng và đề xuất những cơ chế chính sách góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Thông qua các dự án ODA, bộ mặt ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hơn, dần dần đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất hàng hóa nông sản quy mô lớn, khoa học kỹ thuật và công nghệ cao được đưa vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể và có xu hướng ổn định và bên vững hơn.

Nghị định số 131/2006/NĐ- CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, trong đó đều ưu tiên tập trung sử dụng ODA vào “Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo”. Từ đó, Chính phủ ưu tiên các nguồn ODA cho phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và dự án nghiên cứu phát triển về chính sách, chiến lược cho nông nghiệp nông thôn. Trong những năm qua, ODA giúp Chính phủ thực hiện các mục tiêu nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống người lao động ở các khu vực nông thôn, kết hợp thực hiện các dự án nghiên cứu chính sách và chiến lược cho nông nghiệp, tạo tiền đề cơ sở cho nông nghiệp phát triển bền vững.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Versionj- http://www.simpopdf.com

Ngoài ra, vốn ODA cũng là nguồn vốn đầu tư quan trọng và cần thiết giúp Chính phủ đầu tư vào hỗ trợ công tác khuyến nông, nước sinh hoạt, y tế nông thôn, thay đổi cách nghĩ cách làm cổ hủ lạc hậu của các vùng nông thôn nghèo, dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng vào chương trình xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Nhờ đó, đời sống của người lao động khu vực nông thôn được cải thiện, mức sống tăng lên, kinh tế xã hội ổn định.

Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo đạt 2,65 tỷ USD, bằng 21,76% tổng giá trị vốn ODA giải ngân của cả nước và bằng 79,34% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này. Nguồn vốn ODA góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người dân ở các vùng nông thôn, đã góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam đối với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc giảm 50% hộ đói nghèo vào năm 2015.

Bảng 1.1. dưới đây thể hiện cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực giai đoạn 2006 - 2010. Các lĩnh vực như năng lượng và công nghiệp, phát triển giao thông, thông tin liên lạc và cấp thoát nước đô thị đạt mức cao hơn về giá trị tương đối và đạt xấp xỉ về giá trị tuyệt đối so với chỉ tiêu dự kiến nêu trong Đề án ODA 2006 - 2010. Riêng các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, giáo dục,... đạt thấp hơn dự kiến từ 3 - 5%.

1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo_________________

21% 4.27 - 4.98 16.21% 3.34 2. Năng lượng và công nghiệp_____________ 15% 3.05 -

3.56~~

18.97% 3.91 ^ 3. Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp

thoát nước và đô thị______________________ 33% 6.72 - 7.84 36.78% 7.58 4. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường,

khoa

học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng

31% 6.31 - 7.37 28.04% 5.78

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version;)- http://www.simpopdf.com

Tổng vốn ODA ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đạt trên 3,34 tỷ USD, bằng 16,21% tổng giá trị ODA ký kết trong thời kỳ. Tuy nguồn vốn ODA được ký kết cho phát triển nông nghiệp và nông thôn có thấp hơn so với mục tiêu trong Đề án ODA 2006 - 2010, song nguồn vốn này đã được tập trung để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ (phát triển lưới điện nông thôn, xây dựng giao thông nông thôn, trường học, các trạm y tế và bệnh viện, các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường,...), phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp xóa đói giảm nghèo, khuyến nông và chuyển giao công nghệ trồng trọt và chăn nuôi, cung cấp tín dụng quy mô nhỏ, hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, áp dụng các công nghệ sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ AEF1 - tháng 6/2010, tổng giá trị vốn ODA được ký kết trong năm 2009 đạt 6.131,38 triệu USD (vốn vay đạt 5.929,42 triệu USD, vốn ODA không hoàn lại đạt 201,96 triệu USD), trong đó ODA dành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn là 23%.

Hình 1.1. Cơ cấu vốn ODA ký kết năm 2009 của Việt Nam theo ngành và lĩnh vực

Nguồn: Báo cáo tiến độ hiệu quả viện trợ AEFl - tháng 6/2010 - Bộ KH&ĐT

Một số chương trình dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn điển hình năm 2009 như chương trình tín dụng chuyên ngành VI phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version;)- http://www.simpopdf.com

ở nông thôn (187,76 triệu USD vốn vay của JICA, Nhật Bản); Tài trợ chính sách phát triển lần thứ hai hỗ trợ Chương trình 135 (100 triệu USD vốn vay của WB); Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo PRSC-8 (568,09 triệu USD vốn vay và viện trợ không hoàn lại của WB và một số nhà tài trợ khác); Chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2 (Chia sẻ) (11 triệu USD viện trợ không hoàn lại của Thụy Điển); Dự án Phát triển nông nghiệp miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 3 (7,79 triệu USD viện trợ không hoàn lại của Luxembourg).

Hiện nay, theo Đề án“Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 19 tháng 01 năm 2012, thì trong những ngành và lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử ụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ trong thời kỳ 2011 - 2015, phát triển nông nghiệp nông thôn là một lĩnh vực ưu tiên đầu tư nguồn vốn ODA.

Như vậy, có thể thấy rằng nguồn vốn ODA là nguồn vốn quan trọng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w