Kinh nghiệm quản lý và sử dụng ODA trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 38 - 40)

Nam [11][13] ][26] ][27][30]

1.3.1. Thực trạng về ODA trên thế giới

Viện trợ ODA trên thế giới chủ yếu do các nước thuộc tổ chức OECD và các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ... tiến hành.

Hiện nay, có 22 quốc gia thuộc tổ chức OECD cam kết thường xuyên cung cấp ODA (còn được gọi là các nước OECD/DAC), đó là: Áo, Ôxtraylia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai-len, I-ta-lia, Nhật Bản, Lúc-xăm-bua, Hà Lan, Niu-di-lân, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Anh và Mỹ. Vốn ODA do các quốc gia này cung cấp được gọi là ODA song phương và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn ODA của thế giới. Bên cạnh các nước OECD/DAC là nhà tài trợ song phương chính, các quốc gia OECD không thuộc nhóm DAC (Cộng hoà Séc, Hungari, Ai-Len, Hàn Quốc, Ba Lan, Cộng hoà Slôva, Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước đang phát triển có trình độ phát triển cao (Cô-oét, Ả Rập Xê-út, Đài Loan,...) cũng tiến hành viện trợ ODA. Bên cạnh các hoạt động tài trợ song phương, các định chế tài chính quốc tế và các tổ chức quốc tế, như: Các cơ quan của liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Phi, Ngân hàng Phát triển liên châu Mỹ, Ngân hàng phát triển quốc tế Nhật Bản, . tiến hành các khoản tài trợ ODA đa phương. Còn về các quốc gia tiếp nhận ODA, theo thống kê của OECD, hiện nay có 163 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận vốn ODA, trong đó châu Phi có 56 quốc gia, châu Mỹ: 38, châu Á: 41, châu Âu: 11 và châu Đại Dương: 17.

Thực tế, ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam cho thấy ODA là mảnh đất màu mỡ của tệ nạn tham nhũng và các biến tướng của nhiều dạng thao

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version;)- http://www.simpopdf.com

túng, biển thủ ngân quỹ viện trợ. Chính bản chất của ODA - “hỗ trợ phát triển” đã bị một số ngưởi quản lý và sử dụng (nước tiếp nhận) “lợi dụng” để mưu cầu các mục đích riêng. Ở một số nước Mỹ-La tinh, mà điển hình là Pêru - một trong những nước đứng đầu về nhận viện trợ trong khu vực, chiếm vị trí thứ nhất trong mức độ hợp tác với nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hà Lan, ... thế nhưng cho đến nay, đất nước này vẫn nằm trong diện các nước kém phát triển nhất. Kết cục trên là một tất yếu, bởi đất nước này đã từng có những cựu tổng thống như ông Alan Garcia cùng nội các của ông ta liên tục bị giới truyền thông tố cáo vì tội tham nhũng và có liên quan đến những vị bê bối tài chính viện trợ. Đồng thời, ở đất nước này ngân quỹ viện trợ còn được sử dụng làm quà biếu, tặng trong những công du của Tổng thống. Vì vậy, các nước phát triển đang cân nhắc, lựa chọn thông qua dự án cho các quốc gia đang và chậm phát triển.

Thời gian gần đây, tổng lượng ODA trên Thế giới đang có chiều hướng suy giảm trong khi đó nhu cầu ODA của các nước đang phát triển tăng liên tục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và các cuộc xung đột vũ trang khu vực. Hiện đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển để tranh thủ nguồn vốn ODA. Vì vậy, để thu hút được những nguồn vốn ODA trong thời gian tới đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải không ngừng nâng cao hơn nữa trình độ kinh nghiệm và năng lực của họ trong công tác quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn này.

Trong những năm gần đây, vốn ODA cam kết tài trợ cho Việt Nam năm sau thường cao hơn năm trước cho thấy sự ủng hộ của cộng đồng thế giới đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quá công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân trong giai đoạn vừa qua còn khá thấp trung bình thường chỉ bằng 60% vốn cam kết và bằng khoảng 80% vốn ký kết. Tỷ lệ vốn ký kết thấp hơn vốn cam kết cũng cho thấy Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để nhận được sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào các dự án phát triển của Việt Nam. Tỷ lệ giải ngân thấp còn thể hiện sự khả năng hấp thụ yếu kém của thể

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

chế đối với sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện nay và sự cạnh tranh giữa các quốc gia tiếp nhận ODA, để tận dụng các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài góp phần phát triển kinh tế xã hội thì Chỉnh phủ Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA.

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w