Thực trạng tiếp nhận và sử dụng ODA tại Trung tâm Tư vấn Chính sách

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 50 - 79)

Nông nghiệp trong thời gian qua [17] [18] [25]

Ngay kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, quan hệ với các nhà tài trợ (các tổ chức phi chính phủ), các trường đại học nước ngoài và mối quan hệ với các cơ quan quản lý cấp trên đã được các lãnh đạo Trung tâm chú trọng nhằm huy động hỗ việc xây dựng các chương trình dự án và tìm nguồn tài trợ để hình thành các chương trình dự án sau này. Trên tinh thần đó, các cuộc họp, hội thảo và thảo luận với các cơ quan quản lý cấp trên, với các nhà tài trợ được tổ chức định kỳ nhằm thu hút hỗ trợ tài chính thông qua nguồn vốn ODA. Ngoài ra, các cán bộ của Trung tâm tích cực tham gia các hoạt động hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nước ngoài, tạo uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn. Việc huy động nguồn hỗ trợ tài chính từ ODA cho các chương trình dự án trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn được hỗ trợ và phối hợp giữa các bên bao gồm nhà tài trợ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Với sự hỗ trợ này, Trung tâm đã thể hiện khá tốt vai trò của đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng dự án trong thời gian vừa qua.

Trong giai đoạn từ 2005-2011, Trung tâm đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật và hỗ tài chính thông qua nguồn vốn ODA của hơn 10 nhà tài trợ nước ngoài, bao gồm:

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), các tổ chức tài chính quốc tế như (IMF, WB, ADB), các tổ chức phi chính phủ (FAO, CEG, Oxfam ...), Chính phủ các nước như Chính phủ Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Nhật Bản ... Trong đó, các nguồn tài trợ chủ yếu là ODA không hoàn lại, chỉ duy nhất có một dự án vốn vay ADB. Cùng với nguồn vốn ODA, thì Chính phủ Việt Nam hỗ trợ và cung cấp các nguồn vốn đối ứng để thực hiện các dự án.

Với vai trò là một cơ quan nghiên cứu, từ năm 2005 đến nay Trung tâm đã thực hiện rất nhiều dự án khác nhau do Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT và Bộ NN & PTNT giao nhiệm vụ và một số dự án, hoạt động nghiên cứu do Trung tâm đề xuất với nguồn ngân sách được huy động từ các nhà tài trợ.

Bảng 2.1. Tình hình huy động và tiếp nhận dự án ODA không hoàn lại của Trung tâm Tư vấn Chính sách NN - giai đoạn 2005 - 2011

Giá trị ký kết

(viện trợ) 280.000 1.586.900 8.136.718 88.000 1.103.200 185.320 136.000

Vốn đối ứng

Nguôn: Tổng hợp sô liệu của Phòng hợp tác quôc tê - CAP, 2011

Bảng 2.1 là tổng hợp số lượng các dự án qua các năm do Trung tâm tiếp nhận và huy động. Số lượng dự án huy động và tiếp nhận thay đổi, tùy thuộc vào tình hình hoạt động, khả năng thu hút và tính chất của các dự án, thời gian thực hiện dự án.

Trong gần 6 năm (2005-2011), tổng giá trị ký kết hơn 11 triệu USD, trung bình mỗi năm là 1,9 triệu USD. Đây là một nguồn vốn khá lớn cho Trung tâm quản lý và sử dụng trong 6 năm. Theo báo cáo tình hình thực hiện dự án năm 2011 của Trung tâm thì đến nay đã có 15 dự án hoàn thành, tỷ lệ giải ngân trung bình đến nay đạt khoảng 60%. Để thấy rõ được tình hình thực hiện, kết quả giải ngân, chúng ta xem thêm ở bảng 2.2 dưới đây. Năm 2007, các dự án được giao có nguồn vốn lớn nhất, và

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

là năm áp lực về tiến độ và mức giải ngân cao. Tuy nhiên, dự án “Thông tin thị trường nông nghiệp” (VAMIP) được chính phủ Canada tài trợ giai đoạn 2007 - 2011 với nguồn ngân sách lớn do tiến độ thực hiện chậm và giải ngân thấp nên bị đình chỉ vào năm 2009 khi đang thực hiện dở dang. Kết quả dự án đạt được chưa cao, nhưng cũng đã tạo dựng được cơ sở vật chất về hệ thống thông tin thị trường nông nghiệp ở một số tỉnh thành với các cơ quan ngành dọc ở Trung ương và Trung tâm tạo điều kiện kết nối thông tin giữa địa phương và trung ương.

Từ năm 2005 - nay, Trung tâm được giao một hợp phần thuộc dự án vay vốn từ Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB - Tiểu dự án “Khoa học công nghệ nông nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn” thuộc dự án đầu tư “Khoa học công nghệ nông nghiệp - vay vốn ADB”- Khoản vay 2283-VIE(SF) - giai đoạn 2007-2011 với nguồn ngân sách hơn 1 triệu USD. Đây là dự án có nguồn vốn lớn với mục tiêu nâng cấp trang thiết bị đồng bộ đáp ứng tốt hoạt động quản lý, nghiên cứu cho Trung tâm và Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT. Quy trình thủ tục đối với dự án này cũng khá phức tạp vừa theo quy định của Việt Nam (Luật đấu thầu) và theo quy định của ADB về các bước và thủ tục trong đấu thầu.

Ngoài ra, Trung tâm được thực hiện một số dự án nghiên cứu nhỏ, dựa trên cơ sở tự huy động và thu hút từ các tổ chức như WB, Ausaid, FORD, ... (Bảng 2.3) và các dự án phối hợp thực hiện với các Trung tâm khác thuộc IPSARD (5 dự án). Các dự án nhỏ tự huy động thông qua mối quan hệ hợp tác nghiên cứu bền vững của Trung tâm với các tổ chức quốc tế trong nước và được IPSARD và MARD trực tiếp giao thực hiện. Hầu hết các dự án này, tỷ lệ giải ngân rất cao thường đạt trên 80% và thời gian thực hiện ngắn, ngân sách thấp. Tuy nhiên, hiệu quả của các dự án này mang lại khá cao. Hầu hết các đề xuất chính sách thực hiện đúng tiến độ và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và đã đưa ra các bản thảo trình các cấp cao như Văn phòng Chính phủ, Ủy ban kinh tế Quốc hội, các bộ ban ngành ...

Nội dung hoạt động của các chương trình, dự án này chủ yếu hướng tới mục tiêu phát triển nông nông nghiệp nông thôn, tức đưa ra các khuyến nghị về chính

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

sách và chiến lược cho lĩnh vực NNNT, giải quyết các vấn đề khó khăn nảy sinh trong ngành nông nghiệp, và đưa Nông nghiệp Nông thôn phát triển mạnh hơn, nâng cao đời sống người nông dân. Ngoài ra, các chương trình dự án này cũng cung cấp các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế, tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, tham quan học hỏi kinh nghiệm nước ngoài. Bên cạnh đó, một số hoạt động của dự án cũng cung cấp các trang thiết bị và các học bổng ngắn hạn cho các cán bộ công chức của Trung tâm và IPSARD.

Xét về cơ cấu kinh phí, có sự khác biệt lớn giữa ODA không hoàn lại và ODA vay ưu đãi. Hầu hết các dự án được giao và tự huy động chủ yếu là ODA không hoàn lại, chỉ duy nhất có dự án vốn vay ODA ưu đãi của ADB như trình bày ở trên, tuy nhiên giá trị vốn vay ADB tương đối lớn, và quản lý cũng khá vất vả với nhiều quy trình và thủ tục phức tạp. Phần lớn ngân sách phục vụ thuê các chuyên gia tư vấn phục vụ công tác nghiên cứu, viết các báo cáo (chiếm hơn 63% tính trong giai đoạn 2005-2011). Phần còn lại là các chi phí quản lý dự án, chí phi tổ chức hội thảo, tập huấn, thực địa, mua sắm và một số chi phí khác có liên quan đến hoạt động dự án.

Giai đoạn 2005 - 2010

■ Chi phí quản lý

■ Tổ chức hội thảo và thực địa

■ Đào tạo, tập huấn

■ Phí chuyên gia nghiên cứu

■ Mua sắm thiết bị

■ Chi phí khác

Hình 2.1. Cơ cấu kinh phí của các dự án ODA không hoàn lại

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thành lập - CAP, 2010

TT Tên chương trình dự án Nhà tài trợ Thời gian thực hiện Tổng vốn đầu tư Đơn vị Tỷ lệ giải ngân Ghi chú Năm kết thúc Vay Viện trợ Trong nước (Đối ứng) Mức giải ngân I Dự án đang thực hiện 1 Phân tích chính sách nhằm xây dựng chính sách đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội UNDP 2009 - 2010 1.103.000 50.000 788.000 USD 68,3% - Chậm tiến độ - Gia hạn đến 2012 2012 2

Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012 (Hợp phần 1) Đan Mạch 2007 - 2012 5.260.000 - 3.516.782 DKK 66,9% - 2012 3

Tiểu dự án “Khoa học công nghệ nông

nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn” thuộc dự án đầu tư “Khoa học công nghệ nông nghiệp - vay vốn ADB”- Khoản vay 2283-VIE (SF)

ADB 2007 -2012 745.516 261.955 812.300 USD 80,6% - 2012

II Dự án đã thực hiện

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

Việt Nam với ngân sách hơn 1 triệu USD thì phần lớn phục vụ việc xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho Trụ sở mới của toàn Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (chiếm hơn 80% kinh phí) còn lại chi phí quản lý dự án, và đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ Viện.

Nội dung và đối tượng của các dự án khá phong phú, nhưng đều hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn (xem bảng 2.2 và bảng 2.3.).

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

1

Hỗ trợ tăng cường năng lực để đôi mới

Viện chính sách và chiến lược PTNNNT Quỹ FORD 2005 - 2008 280.000 15.294 280.174 USD 95,0% - Gian hạn đến 2010 - Chậm tiến 2010

2

Hợp phân nhóm tư vân chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn (PAG)

Thụy

Điển 2007-2009 335.617 - 298.574 USD 89,0% - Gian hạn đên2010 - Chậm tiên độ

2010

3 Tăng cường năng lực thông tin trong

lĩnh vực nông nghiệp (MISPA) Pháp

2006 - 2007 1.500.000 20.000 1.113.257 EUR 73,2% - Gia hạn đên 2009 - Chậm tiên độ 2009 4

Tăng cường thích nghi với biên đôi khí hậu: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình ra quyêt định

CARD 2010 125.000 - 125.000 DAU 100% 2011

5 Thông tin thị trường nông nghiệp Canada 2007 -2011 4.844.624 40.000 1.023.467 DCA 21,0%

Bị đình chỉ thực

hiện (do tiên độ

2009

TT

Tên hoạt động/dự án Nhà tài trợ Thời gian thực

hiện theo văn kiện Tổng vốn đầu tư Đơn vị Năm kết thúc Viện trợ Mức giải ngân

1 Nghiên cứu về các hoạt động phi nông nghiệp WB 2006 - 2007 16.400 94% USD 2007 2 Nghiên cứu về lộ trình hội nhập kinh tế, trường hợp ngành hàng mía đường CEG 2006 10.000 95% USD 2007

3 Nghiên cứu ngành hàng tre nứa Oxfam

Hongkong 2006 - 2007 9.500 98% USD 2006 4 Nghiên cứu về chuyển dịch và cải cách nông nghiệp ở Việt Nam FAO 2006 12.000 78% USD 2006 5 Nghiên cứu về tiếp cận đất đai, thị trường và phân bổ đất đai WB 2006 14.000 88% USD 2007

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thành lập (2010) - Trung tâm Tư vấn Chính sách NN

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

6 Nghiên cứu về lộ trình hội nhập kinh tế, trường hợp ngành hàng mía

đường CEG 2007 18.000 98% USD 2007

7 Điều tra và nghiên cứu mức sống hộ gia đình bổ sung cho Điều tra mứcsống dân cư 2007, phối hợp với trường Đại học Copenhagen, CIEM, ILSSA_________________________________________________________

WB 2007 25.000 86% USD 2008

8 Nghiên cứu hiệu quả của các hoạt động phi nông nghiệp hỗ trợ khu vựcnông thôn Ausaid 2010 38.000 88% USD 2010 9 Tác động của chính sách đến an ninh lương thực WB 2011 56.000 98% USD 2011 10 Tập trung đất đai vì người nghèo tại Việt Nam Liên minhOxfam 2011 26.000 Đang thựchiện USD 2012

Nguôn: Báo cáo tông kêt 5 năm thành lập - 2010 và tông hợp sô liệu từ phòng HTQT - Trung tâm Tư vân Chính sách Nông nghiệp

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

Năm 2012, Trung tâm tiếp tục được giao một số hợp phần trong các dự án lớn thuộc Viện và một số dự án nhỏ tự khai thác và xin viện trợ với tổng ngân sách ký kết là 236.000 Đô la Mỹ và nguồn vốn đối ứng là 43.500 USD. Kể từ năm 2012, hầu hết các dự án đều có thời gian thực hiện ngắn hơn, được quy định rõ về thời gian, nên áp lực về tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân khá lớn. Các nhà tài trợ có yêu cầu về giám sát chặt chẽ hơn thông qua các cán bộ chương trình. Các cán bộ quản lý này thường yêu cầu về báo cáo tiến độ và báo cáo các kết quả theo từng giai đoạn dự án thông thường là 3 tháng sẽ rà soát lại một lần. Ban quản lý dự án (Trung tâm) phải xây dựng kế hoạch làm việc và kế hoạch tài chính cụ thể, chi tiết để gửi và thông báo cho nhà tài trợ.

2.2.2. Cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý và quy trình quản lý, sử dụng ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn tại Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp [2] [3] [8] [9] [20] [22]

2.2.2.1. Cơ chế chính sách trong nước và nhà tài trợ

> Cơ chế chính sách trong nước:

Dựa trên quan điểm ODA là nguồn ngân sách, vốn vay nước ngoài, cần phải tranh thủ nguồn vốn này để xây dựng kinh tế trong nước, vậy nên việc quản lý và sử dụng ODA cho hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế chính sách trong nước. Là một đơn vị thực hiện các dự án ODA, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp phải tuân thủ các quy định, cơ chế chính sách trong nước. Cho đến nay, Việt Nam đã có những cơ chế chính sách để thu hút, quản lý và sử dụng ODA như:

Bộ máy quản lý nhà nước về ODA: Các dự án ODA thực hiện các quy

định về trình, báo cáo các nội dung có liên quan đến các cơ quan chức năng trong nước. Mỗi cơ quan quản lý chức năng chịu trách nhiệm về các nội dung cụ thể của nội dung dự án ODA. Trách nhiệm quản lý nhà nước của một số cơ quan chức năng được quy định cụ thể tại Điều 39 đến Điều 45 - Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 006. Ở phạm vi là đơn vị thực hiện dự án, một số nhiệm vụ quan trọng cụ thể đối với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện như sau:

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

- Văn phòng Chính phủ: Phê duyệt danh mục dự án được viện trợ với nguồn ngân sách và giai đoạn thực hiện cụ thể, phê duyệt danh mục dự án được gia hạn thời gian thực hiện, phê duyệt bổ sung nguồn ngân sách dự án khi được nhà tài trợ đồng ý bổ sung.

- Bộ Ke hoạch và Đầu tư: Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục chương trình, dự án yêu cầu tài trợ ODA của từng cơ quan để tổng hợp thành Danh mục yêu cầu tài trợ ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Theo dõi, kiểm tra việc quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án; đôn đốc, hỗ trợ việc thực hiện các chương trình, dự án.

- Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 50 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w