Một số nhân tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 34 - 38)

[16] [17]

1.2.3.1. Nhân tố ảnh hưởng từ phía nhà tài trợ

Mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ (bao gồm các chính phủ tài trợ và các tổ chức tài trợ): Trong từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chiến lược của nhà

tài trợ xác định, tập trung vào lĩnh vực, khu vực nào thì các chương trình dự án có những ràng buộc nhất định đối với nước tiếp nhận về các quy trình, hướng dẫn trong quá trình sử dụng vốn ODA. Cơ cấu nguồn vốn, vấn đề sử dụng các nguồn lực đầu vào và các quy trình sẽ có sự khác biệt. Để được tiếp nhận, các quốc gia nhận viện trợ nhận phải tuân thủ, do đó các đơn vị thực hiện phải có những thay đổi và phương thức quản lý và sử dụng phù hợp. Mục tiêu thay đổi thì các quy định đi kèm thông thường cũng thay đổi theo.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version;)- http://www.simpopdf.com

Chính sách và quy định của nhà tài trợ: Mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và

thủ tục riêng đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của họ. Các thủ tục này khác nhau cơ bản ở một số lĩnh vực như xây dựng đề cương thực hiện dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi, các thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân, các định mức, thủ tục rút vốn hay chế độ báo cáo định kỳ, ... Các thủ tục này đòi hỏi các nước tiếp nhận phải tuân thủ khá nghiêm ngặt và các nước tiếp nhận đôi khi cũng khá khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Tiến độ các chương trình, dự án thường bị đình trệ, kéo dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư khi áp dụng cả quy định nhà tài trợ và của Chính phủ Việt Nam. Vì vậy, việc hiểu biết và thực hiện đúng các chủ trương hướng dẫn và qui định của từng nhà tài trợ là một điều vô cùng cần thiết đối với các quốc gia tiếp nhận viện trợ.

Tình hình kinh tế xã hội và chính trị của nước tài trợ: Kinh tế xã hội và chính

trị của nước tài trợ ổn định, đi cùng với điều này thì các khoản hỗ trợ và việc thực hiện cam kết tài trợ sẽ ổn định. Những sự cố, biến động bất thường thì những chính sách và quy định, nguồn vốn ký kết sẽ thay đổi và điều chỉnh nhất định. Do đó, việc quản lý sử dụng và phân bổ nguồn vốn ODA phía nước tài trợ cũng phải có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với bối cảnh.

Mối quan hệ hợp tác kinh tế và tình hình chính trị giữa hai bên đối tác: Nếu

quan hệ hợp tác hữu nghị và có xu hướng tác lâu dài bền vũng thì tạo thuận lợi trong việc giữ vững và mở rộng quy mô vốn ODA và cả việc hài hòa quy trình thủ tục giữa hai bên và ngược lại.

1.2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng từ phía nước nhận tài trợ

Thông thường các nhà tài trợ thường cấp vốn cho các nước có mối quan hệ chính trị tốt và sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Ngoài ra, các nước này thường là các nước có thu nhập thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy, các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội cũng như các quy định, chính sách của nước nhận tài trợ có ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút cũng như hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version;)- http://www.simpopdf.com

Tình hình kinh tế, xã hội và chính trị: Trong môi trường này, các yếu tố như

tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định chính trị... sẽ có những tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA. Ngoài ra, năng lực tài chính và cơ chế quản lý tài chính của các nước tiếp nhận ODA cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA. Các dự án ODA, cần một lượng vốn đầu tư từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình/dự án cũng không nhỏ. Bên cạnh đó, khi ký kết các hiệp định vay vốn từ nhà tài trợ, các nước tiếp nhận viện trợ cũng cần tính đến khả năng trả nợ trong tương lai vì nguồn vốn ODA không phải là cho không, hiện tại chưa phải trả nợ, nhưng trong tương lai (30 - 40 năm tới), các nước này phải thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình, trong đó có cả lãi vay. Thực tế này, một cách tự nhiên, đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận cũng phải có hoặc nếu chưa sẵn có thì phải có khả năng tiếp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn và công nghệ quản lý tài chính công khai minh bạch để có thể quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA này.

Chính sách, quy định của nước nhận tài trợ: Đây là nhân tố quan trọng nhất

tác động trực tiếp tới hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng vốn ODA. Ở những quốc gia có qui trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình, dự án ODA sẽ triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và phát huy hiệu quả tốt qua đó sẽ làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA thể hiện rõ các quy định và chính sách này. Nếu các văn bản này ổn định và phù hợp sẽ góp phần cho công tác quản lý tốt nguồn vốn ODA và ngược lại, sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nguồn vốn này theo chiều hướng không tốt. Ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả thực hiện dự án là khâu xây dựng đề cương, chuẩn bị dự án. Khó khăn trong việc chuẩn bị dự án phải kể đến là thiếu vốn, chưa có quy định rõ ràng về vốn chuẩn bị dự án; Nội dung văn kiện dự án yêu cầu quá chi tiết, quy trình phê duyệt phức tạp và khác biệt (giữa nhà tài trợ và Việt Nam hoặc giữa các nhà tài trợ khác nhau). Sự khác biệt này còn phải kể đến cả trong việc xây dựng dự toán thực

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version;)- http://www.simpopdf.com

hiện dự án giữa nhà tài trợ và nước nhận tài trợ.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có một số thay đổi góp phần hài hòa thủ tục trong nước với nhà tài trợ. Chính phủ đã có những động thái đáng ghi nhận như việc sửa đổi một số quy trình, thủ tục, quy định để đảm bảo thủ tục trong nước hài hòa với các quy định của nhà tài trợ thông qua hội thảo về hài hòa thủ tục diễn ra tại Hà Nội qua các năm.

Năng lực quản lý và sử dụng ODA của cơ quan quản lý vĩ mô và vi mô: Theo

nghiên cứu và đánh giá của một số tổ chức như WB, UNDP và thực tiễn quá trình thực hiện dự án tính hiệu quả của dự án ODA phụ thuộc chủ yếu vào trình độ quản lý của các quốc gia hay nói cách khác đó là năng lực của người quản lý. Năng lực và đạo đức của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Người quản lý phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn, có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ, ... Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủ các qui định, luật pháp của Chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các qui định, hướng dẫn của nhà tài trợ.

Ngoài năng lực của nguồn lực con người nước nhận tài trợ, thì năng lực và khả năng bám sát, theo dõi dự án của các cán bộ do các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ tài trợ ODA đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và sử dụng ODA. Các cán bộ quản lý này sẽ là cầu nối giữa nhà tài trợ và đơn vị nhận viện trợ, chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành thực hiện các dự án, và hướng dẫn các quy định của nước tài trợ về quản lý và sử dụng vốn ODA. Năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc của các cán bộ này là nhân tố quan góp phần thúc đẩy hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA.

Ngoài những năng lực về chuyên môn kể trên, các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có nhận thức tốt về ODA. Thực tế hiện nay cho thấy do chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, nhiều người còn có tâm lý bao cấp, coi ODA là cho không, Chính phủ vay, Chính phủ trả nợ hoặc là Viện trợ không hoàn lại đi kèm với một số ưu đãi đặc biệt hoặc ràng buộc của phía tài trợ. Do vậy, tình trạng thiếu trách nhiệm

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version;)- http://www.simpopdf.com

trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này và nạn tham nhũng xảy ra khá phổ biến ở các nước tiếp nhận. Thực chất ODA là nguồn vốn có hạn và không phải là cho không. Cả ODA không hoàn lại và ODA vốn vay đều đòi hỏi trách nhiệm rất cao của Chính phủ nước tiếp nhận trước dư luận trong nước cũng như dư luận nước tài trợ.

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w