Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 32 - 34)

ODA là nguồn vốn trọng đối với các quốc gia đang và kém phát triển, do đó việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là rất cần thiết. Việc đánh giá dự án có thể ở cấp quản lý vĩ mô hoặc vi mô. Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng ODA ở tầm vĩ mô là đánh giá dựa trên sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, với những thay đổi các chỉ tiêu tổng thể. Các tiêu chí có thể kể đến như là tăng trưởng của ngành/nền kinh tế, mức tăng thu nhập do chương trình/dự án mang lại, sự thay đổi các chỉ số về xã hội, khả thu hút và giải ngân vốn của ngành/lĩnh vực .... Ví dụ, trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn, khi đánh giá hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng ODA chúng ta thường tập trung vào tốc độ tăng trưởng của ngành NN (%), tăng trưởng GDP nông nghiệp, thay đổi tỷ lệ nghèo của nông thôn do NN tạo ra (%), năng suất và sản lượng của ngành, thay đổi thu nhập do nông nghiệp tạo ra, .

Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA ở cấp đơn vị vừa quản lý vừa thực hiện là việc đánh giá ở cấp vi mô. Việc đánh giá này là xem xét một cách khách quan một chương trình hay dự án đang và đã thực hiện từ khâu khởi tạo dự án, khâu tổ chức thực hiện và đến khâu kết thúc quá trình thực hiện. Do đó, trong phạm vi đánh giá này, tập trung đánh giá vào một số nội dung như sau:

Tính phù hợp của dự án/chương trình:

Là đánh giá mức độ phù hợp của việc sử dụng nguồn vốn ODA đối với ngành/lĩnh vực có phù hợp với ưu tiên về chính sách của nước tiếp nhận tài trợ và nước tài trợ. Việc đánh giá này cho thấy chương trình/dự án có phù hợp khi triển khai ở khu vực, có đáp ứng được những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo mục tiêu

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version;)- http://www.simpopdf.com

của dự án không.

Tính hiệu quả của dự án: Tập trung các kết quả đạt được theo mục tiêu thực hiện dự án

- Mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một chương trình/dự án so với yêu cầu đặt ra.

- Các chính sách, chiến lược đề xuất cho các cơ quan chủ quản, các bộ ngành hướng vào mục tiêu phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn.

- Những tác động của dự án đến các đối tượng khác có liên quan (con người, môi trường...).

Tính tác động của các dự án:

Ngoài việc đánh giá hiệu quả so với mục tiêu của dự án, thì việc đánh giá tính tác động của dự án cũng rất quan trọng. Đánh giá tác động dự án thông qua tìm hiểu tác động của các dự án đối với các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn ODA. Các tác động có thể kể đến như:

- Tính ích lợi của các chương trình/dự án ODA, thành quả các dự án đem lại cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội (phát triển ngành, vùng, lãnh thổ.), đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, công tác xóa đói giảm nghèo.

- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ và kỹ năng cho các cán bộ, đội ngũ nhân viên ở các cấp ngành viên các đơn vị quản lý và sử dụng thông qua các lớp tập huấn, những tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài.

- Nâng cao năng lực tổ chức của các đơn vị thực hiện. Tuy nhiên, tác động này sẽ lâu và chậm hơn so với các tác động khác. Một số dự án lớn về tăng cường năng lực tổ chức và quản lý con người thì tác động này thể hiện rõ hơn.

- Phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hệ thống trang thiết bị cho các cơ quan được hỗ trợ thông qua các dự án.

Tính hiệu suất: Tập trung đánh giá về phạm vi, quy mô, số lượng, tiến độ thực hiện dự án:

- Đo lường bằng định tính và định lượng liên quan đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả so với các kết quả đạt được và khối lượng công việc đạt

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version;)- http://www.simpopdf.com

được. Số lượng dự án hàng năm đơn vị thực hiện được theo các mục tiêu, định hướng của đơn vị thực hiện, đơn chủ dự án, bộ chủ quản, các cơ quan ban ngành.

- Đo lường quy mô thực hiện các dự án với thời gian thực hiện.

- Tiến độ giải ngân và mức độ giải ngân của dự án theo kế hoạch.

Tính bền vững:

- Tính ích lợi trong tương lai của các chương trình/dự án ODA đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội (phát triển ngành, vùng, lãnh thổ...). đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, công tác xóa đói giảm nghèo theo các tiêu chí và mục địch ban đầu của dự án. Xem xét những hoạt động/hiệu quả/tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự án không còn tồn tại hay không?

- Việc đánh giá dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp cho Chính phủ nước tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ nắm được các thông tin quan trọng đầy đủ để có những quyết sách kịp thời và đưa ra những quyết định chính xác đối với các dự án đang thực hiện và rút ra những bài học bổ ích đối với các dự án sẽ thực hiện trong tương lai.

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w