Kinh nghiệm quản lý và sử dụng ODA của một số quốc gia

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 40 - 44)

> Kinh nghiệm của Trung Quốc: Quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung

Năm 1980 đến cuối 2005, tổng số vốn ODA WB cam kết với Trung Quốc là 39 tỷ USD (người Trung Quốc gọi là “vay vốn Chính phủ nước ngoài”). Vốn ODA đóng một vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy cải cách và phát triển ở Trung Quốc với gần 300 dự án được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, và ở khắp các địa phương.

Tóm tắt nguyên nhân thành công của việc thu hút và sử dụng ODA ở Trung Quốc như sau: Trung Quốc đã xây dựng một chiến lược hợp tác tốt; Xây dựng các đề xuất dự án khả thi, kế hoạch hoạt động và ngân sách các dự án phù hợp; Cơ chế quản lý, điều phối và thực hiện tốt; Cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ và có sự gắn kết.

Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính (MoF) và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC). MoF làm nhiệm vụ kêu gọi các nguồn hỗ trợ tài chính đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh giá từng dự án.

Các Bộ ngành chủ quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp với MoF giám sát việc sử dụng vốn. Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”. Quy định này buộc người sử dụng phải tìm giải pháp tạo ra lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn. Ngoài ra, Trung Quốc đã luôn quan tâm đến việc tối đa hoá lợi ích, kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ từ nguồn vốn ODA.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

> Kinh nghiệm của Ba Lan: Giám sát chặt chẽ các nguồn vốn vay kể cả vốn vay không hoàn lại

Ba Lan quan niệm để sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả, trước hết phải tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và năng lực thể chế. Chính phủ Ba Lan cho rằng, giao việc thực hiện dự án ODA cho các bộ phận hành chính là không thích hợp. Cơ sở luật pháp rõ ràng và chính xác trong toàn bộ quá trình là điều kiện để kiểm soát và thực hiện thành công các dự án ODA. Ba Lan đề cao hoạt động phối hợp với đối tác viện trợ.

Ở Ba Lan, các nguồn hỗ trợ được coi là “quỹ tài chính công”. Việc mua sắm tài sản công phải tuân theo Luật mua sắm công và theo những quy tắc kế toán chặt chẽ. Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ thiết lập hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp. Cơ quan chịu trách nhiệm gồm có các Bộ, một số cơ quan Chính phủ, trong đó Bộ Phát triển đóng vai trò chỉ đạo.

Ba Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán. Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý. Trong đó, lực lượng chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các công ty kiểm toán nước ngoài được thuê, và các dịch vụ kiểm toán của Ủy ban châu Âu. Khi công tác kiểm toán phát hiện có những sai sót, sẽ thông báo các điểm không hợp lệ cho tất cả các cơ quan. Công tác kiểm soát tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức của các giao dịch, kiểm tra hàng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bất thường.

Chính phủ Ba Lan cho rằng, kiểm tra và kiểm toán thường xuyên không phải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án.

> Kinh nghiệm của Malaysia: Phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra đánh giá kết hợp với việc phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước

Ở Malaysia, vốn ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là Văn phòng Kinh tế Kế hoạch. Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân. Văn phòng Kinh tế Kế hoạch

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trung ương, chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án, và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia.

Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ. Mục đích lớn nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực con người thông qua các lớp đào tạo. Malaysia công nhận rằng họ chưa có phương pháp giám sát chuẩn mực. Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá. Kế hoạch theo dõi và đánh giá được xây dựng từ lập kế hoạch dự án và trong lúc triển khai.

Cũng tương tự như Ba Lan, Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá của hai phía. Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so với chính sách và chiến lược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả.

Hoạt động theo dõi đánh giá được tiến hành thường xuyên. Cũng quan niệm như Ba Lan, Malaysia cho rằng công tác theo dõi đánh giá không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, và đặc biệt là giảm lãng phí.

Ngoài ra, Malaysia có sự phân định rõ về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý ODA. Giữa các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ và có chung một nhận thức là tạo thuận lợi tối đa cho các ban quản lý dự án, làm sao thực hiện các dự án ODA đúng tiến độ, áp dụng các thủ tục trình duyệt nhanh gọn nhằm giảm bớt phí cam kết. Những hợp phần nào trong dự án khó thực hiện, Chính phủ Malaisia chủ động đề nghị với nhà tài trợ huỷ bỏ hợp phần này. Hiện nay các đề nghị thanh toán được tiến hành trên mạng vi tính, phục vụ tốt cho công tác theo dõi giám sát của các cơ quan liên quan; những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án thông qua đơn vị điều phối thực hiện tại các Bang, Ban công tác phát triển Bang và Hội đồng Phát triển Quận huyện.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

> Kinh nghiệm Philippine: Cần có sự phân bổ nguồn vốn ODA hợp lý kết

hợp quản lý chặt chẽ chống tham nhũng

Khủng hoảng nợ thế giới trong những năm 1980 chủ yếu xẩy ra tại các nước Châu Mĩ La tinh. Tại Châu Á có 2 nước là Philippine và Indonesia lâm vào khủng hoảng nợ.

Kinh tế Philippine phát triển rất nhanh sau đại chiến thế giới II. Vào Đông Nam Á và cao hơn cả Hàn Quốc. Philippine là nước giàu tài nguyên khoáng sản (trừ dầu mỏ). Hiện nay, thu nhập theo đầu người của Philippine khoảng 900 USD thấp hơn nhiều so với Malaysia, Singapore, Thái Lan hay Hàn Quốc. Nen kinh tế Philippine hiện nay còn nhiều thách thức đó là khoảng cách giàu nghèo lớn, vấn đề suy dinh dưỡng, nạn phá rừng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và mức nợ nước ngoài lớn (29 tỷ USD năm 1993).

Khoản nợ nước ngoài khổng lồ của Philippine hình thành do chính sách vay nợ của Chính phủ trong những năm 1970 dưới thời Tổng thống Marcos, mà nguyên nhân quan trọng là sự tham nhũng của gia đình Marcos. Một ví dụ điển hình là việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử trị giá 2,2 tỷ USD bằng vốn vay tại tỉnh Bataan. Vị trí của nhà máy điện nguyên tử nằm cách khu vực núi lửa 8 km. Mặc dù các nhà khoa học báo trước rằng ảnh hưởng của núi lửa trong vòng bán kính 40 km, song do nhà thầu đã hối lộ Chính phủ nên dự án vẫn được tiến hành. Khi nhà máy được xây xong, vì lý do an toàn nên đã không được đưa vào vận hành. Kết quả là đất nước Philippine phải gánh chịu khoản nợ nước ngoài lớn không có nguồn bù đắp. Để có nguồn trả nợ nước ngoài một cách nhanh nhất, Chính phủ Philippine đã phải đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của mình bao gồm gỗ và các hàng nông sản khác. Việc khai thác quá mức các hàng hoá này dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và huỷ hoại môi trường. Ngoài ra Chính phủ còn phải cắt giảm chi ngân sách kể cả cắt giảm chi phúc lợi xã hội để trả nợ và hậu quả là vấn đề suy dinh dưỡng của trẻ em, tỷ lệ chết của trẻ em tăng cao và hàng loạt các vấn đề xã hội khác nảy sinh.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

mọi quốc gia tại mọi thời điểm. Mỗi quốc gia phải lựa chọn các chính sách và quản lý vốn ODA phù hợp với điều kiện kinh tế. Các nước sử dụng vốn vay nước ngoài thành công (Trung Quốc, Ba Lan hay Malaysia...) là nước đã dùng vốn vay để xây dựng cơ sở vật chất tạo đà tăng trưởng, tập trung vốn để phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn, mức đầu tư cho giáo dục lớn. Đồng thời các nước này đã linh hoạt điều chỉnh chính sách kịp thời để không lâm vào khủng hoảng nợ. Các nước sử dụng vốn vay nước ngoài không thành công là nước dùng vốn vay để phát triển các ngành công nghiệp hướng nội, công nghiệp thay thế nhập khẩu, hay sự tham nhũng của Chính phủ đã đưa vốn vay vào các dự án không có hiệu quả (như Philippine).

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w