cường đào tạo và điều phối, bố trí và huy động cán bộ trong quản lý và sử dụng vốn ODA [6] [21]
> Tăng cường công tác chỉ đạo của giám đốc dự án
Công tác quản lý một dự án đòi hỏi người quản lý dự án phải luôn giám sát quá trình thực hiện của dự án một cách sát sao, chặt chẽ để từ đó mới đảm bảo được tiến độ dự án, đảm bảo chi phí và chất lượng của dự án. Giám đốc dự án chủ yếu là do cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT bổ nhiệm, thông thường là các cán bộ nguồn thuộc Viện (chủ đầu tư). Các cán bộ này thường có kinh nghiệm chuyên môn và năng lực quản lý tốt. Tuy nhiên, mỗi cán bộ này thường nắm giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng, quản lý cùng lúc nhiều dự án nên mức độ bám sát dự án chưa cao. Ngoài ra, Giám đốc dự án chủ yếu quan tâm đến tiến độ dự án, và một số đầu ra nhất định, chưa bám sát được công tác quản lý tài chính. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của các dự án, tinh giảm bớt khối lượng công việc dự án, có thể tận dụng các nguồn lực có nhiều kinh nghiệm
Giám đốc dự án cần phải tăng cường kiểm tra, bám sát hoạt động dự án, kết hợp quản lý hoạt động và quản lý tài chính. Giám đốc dự án cần tăng cường tính tham gia theo đúng nghĩa của các thành viên tại Ban quản lý dự án là chỉ đạo, hướng dẫn, quyết định đối với những vấn đề quan trọng của dự án.
> Đào tạo, điều phối và bố trí cán bộ trong quản lý và sử dụng vốn ODA
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của các dự án. Hiện nay, vấn đề nâng cao trình độ lực lượng cán bộ quản lý dự án của Trung tâm đã được quan tâm, tuy nhiên mức độ quan tâm vẫn còn hạn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version,.- http://www.simpopdf.com
chế. Thực tế, đội ngũ cán bộ Trung tâm đa phần là cán bộ trẻ, mới học tập ở các trường đại học trong và ngoài nước về công tác, trình độ chuyên môn có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, năng lực về quản lý dự án, sự hiểu biết về những quy định/quy trình quản lý dự án trong nước và nhà tài trợ nước ngoài còn hạn chế. Ngoài ra, trình độ hiểu biết về công tác đấu thầu trong quá trình thực hiện dự án ít ỏi. Vì vậy, trong thời gian tới, Trung tâm cần tiếp tục đẩy mạnh việc tập huấn, bồi dưỡng, tạo điều kiện học tập nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ Trung tâm về quản lý và sử dụng vốn ODA như tập huấn về công tác đấu thầu, xây dựng đánh giá dự án, ... Một vị trí quan trọng trong ban quản lý dự án cần quan tâm đến đó là “Điều phối viên dự án”. Trung tâm cần tuyển chọn những điều phối viên thực sự có năng lực và kinh nghiệm để trợ giúp cho Giám đốc dự án trong quá trình thực hiện dự án.
> Huy động các cán bộ của Trung tâm làm việc toàn thời gian cho các dự án
ODA
Để nâng cao tính bền vững của các chương trình dự án ODA do Trung tâm thực hiện và tăng tính hiệu quả của dự án, tránh việc thay đổi nhân sự dự án, vẫn cần thay đổi trong tính sở hữu tại các đơn vị thụ hưởng. Lãnh đạo Trung tâm cần sẵn sàng hơn nữa trong việc cử cán bộ sang làm việc toàn bộ thời gian tại các dự án. Tạo cơ chế và chính sách khuyến khích các cán bộ Trung tâm tham gia tích cực vào việc triển khai các dự án. Các cán bộ của Trung tâm cần phải tham gia càng sớm càng tốt vào dự án, tốt nhất là ngay từ giai đoạn đánh giá nhu cầu ODA và thiết kế dự án để tăng tính hiệu quả và giảm thiểu khả năng phải điều chỉnh và thay đổi của các dự án sau này.
Ngoài ra, sau khi mỗi dự án thành lập, việc đào tạo các cán bộ dự án về quy trình, thủ tục, công tác đấu thầu là cần thiết và góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version,.- http://www.simpopdf.com
3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp trên trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA [21]