Thông qua các bài học kinh nghiệm các nước và thực tiễn trong quá trình thực hiện, chúng ta có thể đúc rút một số kinh nghiệm về công tác quản lý và sử dụng vốn ODA nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng như sau:
- Hỗ trợ của ODA có tác động mạnh mẽ hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lý của các quốc gia. Trình độ quản lý cần được quan tâm ở cả cấp cao (Chính phủ, các Bộ, ngành chủ quản) đến các đơn vị là chủ đầu tư và đơn vị thực hiện. Vai trò quản lý nhà nước về ODA thể hiện bằng xây dựng các cơ chế chính sách, điều phối và sử dụng ODA tốt hay xấu đóng một vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại trong công tác quản lý và sử dụng ODA.
- Tiến hành quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung: Đối với các dự án sử dụng vốn ODA. Điều này có nghĩa là việc thu hút và quản lý vốn vay/vốn viện trợ được tập trung về một mối, xây dựng một cơ chế/quy trình thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA thống nhất, quy định rõ trình tự các bước thực hiện từ Trung ương đến địa phương, từ đơn vị chủ quản đến đơn vị thực hiện. Khi thực hiện sẽ giảm bớt các thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nâng cao năng lực, tăng cường trách nhiệm của các bên. Nguồn vốn sẽ được giao xuống từng đơn vị thực hiện và quy trách nhiệm theo phương thức đơn vị hưởng lợi thì đơn vị phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng ODA hiệu quả.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com
- Tăng cường công tác giám sát/kiểm tra/kiểm toán: Không phân biệt đấy là nguồn vốn vay hay viện trợ không hoàn lại, thông qua các công cụ từ Bộ Tài chính, các Bộ/Ban ngành cần thiết lập hệ thống kiểm toán/kiểm soát nội bộ, thuê kiểm toán độc lập tạo điều kiện tăng tính minh bạch, khắc phục sai sót, rút ra bài học kinh nghiệm giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án. Kế hoạch giám sát/kiểm tra được xây dựng ngay khi xây dựng dự án và liên tục được cập nhập và thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án. Tăng cường sự phối kết hợp trong việc kiểm tra/giám sát việc thực hiện dự án giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ thông qua việc hài hòa thủ tục/yêu cầu của cả hai phía.
- Tạo dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ: Tạo dựng niềm tin, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau với các nhà tài trợ trên cơ sở đẩy mạnh đối thoại một cách cởi mở và xây dựng ở cấp chính sách cũng như cấp thực hiện; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; nỗ lực hài hoà các quy trình và thủ tục ODA để giảm các chi phí giao dịch; tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, thúc đẩy giải ngân để nâng cao hiệu quả đầu tư; thực hiện nghiêm túc các cam kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ.
- Đưa phát triển nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm trong chiến lược phát triển của Chính phủ. Cần để phát triển nông nghiệp và nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ không hoàn lại.
- Tạo ra một khung chính sách và hệ thống văn bản pháp luật thống nhất trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực trong nước.
- Xác định các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của dự án trên cơ sở nhu cầu thực sự của các ngành nghề lĩnh vực hoạt động cụ thể. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng cần có sự đánh giá tính khả thi của việc cấp vốn ODA, và tính tác động của dự án mang lại.
- Thành lập một hệ thống quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án ODA, đủ mạnh từ cấp bộ sang các ban ngành có liên quan. Các cán bộ lãnh đạo chủ chốt được đào tạo, tập huấn, có đủ năng lực, chuyên môn và hiểu biết chế độ hiện hành.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com
- Phân bổ nguồn vốn ODA hợp lý: Dựa vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong nước, Chính phủ cần phân bổ ODA phù hợp và hiệu quả vào từng ngành, khu vực.
Mỗi quốc gia có một chính sách riêng để tăng cường công tác quản lý và sử dụng ODA hiệu quả. Tùy theo từng điều kiện kinh tế trong nước, Việt Nam cần có sự cân nhắc, lựa chọn chính sách phù hợp và khả thi giúp tăng cường công tác quản lý và sử dụng ODA nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn ODA phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức nói chung như khái niệm, đặc điểm, các hình thức và vai trò của ODA, đặc biệt là vai trò của nguồn vốn ODA trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã đề cập một số nội dung về đánh giá hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng vốn ODA, tổng quan một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác này ở cả phía nhà tài trợ và nước tiếp nhận tài trợ. Để có cái nhìn tổng quát hơn về ODA, chương 1 cũng đã điểm qua tình hình ODA hiện nay và một số chiều hướng trong tương lai về ODA, đồng thời xem xét kinh nghiệm quản lý và sử dụng ODA của một số nước có đặc điểm kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam, qua đó đúc kết được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trên đây là cơ sở lý luận về các vấn đề quản lý và sử dụng nguồn ODA nói chung, là nền tảng đi vào phân tích và đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn ODA tại Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI TRUNG TÂM TƯ VẤNCHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP