Thành tựu đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 79 - 90)

Cho đến nay, Trung tâm đã thu hút và tiếp nhận được gần 30 dự án lớn nhỏ với giá trị hơn 11 triệu USD. Dựa vào các tiêu chí đánh giá, ở phạm vi cấp đơn vị thực hiện vừa quản lý và vừa sử dụng dự án, đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn ODA xem xét trên các tiêu chí như tính hiệu quả, tính tác động và tính hiệu suất nhiều hơn. Việc đánh giá tính phù hợp và tính bền vững thì sẽ được đánh giá ở tầm vĩ mô và cấp các đơn vị chỉ tập trung vào công tác quản lý hơn là thực hiện. Các kết quả đánh giá thông qua các tiêu chí này được lồng ghép trong các nội dung được trình bày dưới đây.

Đánh giá chung quá trình thực hiện dự án Trung tâm cũng đã đạt được những thành tựu nhất định như sau:

- Đưa ra các chính sách, khuyến nghị cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn góp

phần thúc đẩy phát triển khu vực nông nghiệp thông qua các báo cáo gợi ý chính sách, các ấn phẩm chuyên ngành.

- Ngoài ra, các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực thể chế, cải cách hành chính đã dần dần hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn ODA ở Trung tâm. Tăng cường năng lực nghiên cứu và quản lý được tiến hành thông qua các khóa đào tạo, tập huấn từ các dự án nhằm nâng cao trình độ cán bộ về chuyên môn và về mặt quản lý, tổ chức và thực hiện dự án. Đồng thời, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị ngành dọc ở địa phương (tỉnh, sở, ban ngành, địa phương).

- Nâng cao điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm, xây dựng được nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, cùng với việc tạo dựng được mối quan hệ với các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước trong công tác nghiên cứu.

- Song song với các dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật tập chung vào việc cải tiến năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, thì quá trình đi sâu, đi sát thực hiện các dự án ODA cũng giúp các cán bộ quản lý của Trung tâm và Viện củng cố và nâng cao kiến thức về chuyên môn cũng như kinh nghiệm quản lý dự án. Các cán

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

bộ của ngành có cơ hội tiếp xúc với các nhà tài trợ và học hỏi được kinh nghiệm quản lý của họ trong quá trình thực hiện dự án. Thực tế cho thấy một lớp cán bộ quản lý trụ cột trong Nông nghiệp đã hình thành từ các chương trình dự án ODA.

- Tạo dựng được lòng tin, và tín nhiệm của cơ quan chủ quản, các nhà tài trợ, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước.

Tổng kết quá trình thực hiện một số các dự án, một số thành quả đáng kể của các dự án mang lại như sau:

- Tăng cường năng lực thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp (MISPA) do Chính phủ Pháp tài trợ - giai đoạn 2006-2007 (kéo dài đến 2009): Tập huấn, hướng dẫn hỗ trợ cho các cán bộ địa phương tại các tỉnh trong vùng dự án trong việc thiết lập hệ thống thông tin nông nghiệp để nâng cao chất lượng thông tin trao đổi giữa chính quyền và người nông dân. Tăng nhận thức cho người lao động nông thôn về thông tin thị trường nông nghiệp, ý nghĩa của thông tin đối với sản xuất nông nghiệp.

Hoàn thiện được báo cáo về đào tạo tập huấn về các nội dung thông tin trong lĩnh vực

nông nghiệp.

- Dự án “Thông tin thị trường nông nghiệp” giai đoạn 2007-2011 do chính phủ Đan Mạch tài trợ: Mặc dù dự án kết thúc nhưng đã hoàn thành được hợp phần 1 và đã xây dựng bước đầu hệ thống thông tin thị trường nông nghiệp nhằm mở rộng hệ thống cho các loại thông tin và ngành hàng; nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan ở địa phương với các cơ quan nghiên cứu trong việc thu thập và sử dụng thông tin thị trường nông nghiệp thông qua các hệ thống máy mọc và thiết bị do dự án cung cấp ở giai đoạn đầu; Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho các cơ quan ngành dọc về hệ thống kết nối thông tin tại một số sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở đồng bằng Sông Cửu Long với Trung tâm, Viện và Bộ Nông nghiệp.

- Dự án “Phân tích Chính sách nhằm xây dựng chính sách đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội” giai đoạn 2009-2011 do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tài trợ: Dự án đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu về tác động của các chính sách đất đai hiện nay và đưa ra các khuyến nghị nhằm tạo ra những động lực mới thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn mới. Từ đó, Dự

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

án đã bước đầu đưa ra các đề xuất sửa đổi Luật đất đai 2003 trình Chính phủ năm 2011 để xin ý kiến và đang hoàn thiện báo cáo chính sách tổng hợp về các gợi ý chính sách đất đai cho Việt Nam để trình các cấp thẩm định và tiến tới sửa đổi luật Đất đai 2003.

- Tiểu dự án “Khoa học công nghệ nông nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn” thuộc dự án đầu tư “Khoa học công nghệ nông nghiệp - vay vốn ADB”: Bước đầu đã đầu tư nâng cấp, bổ sung thêm trang thiết bị cho các đơn vị trực thuộc Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của IPSARD phát triển từng bước hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu sử dụng cho công tác nghiên cứu tại Viện.

- Các dự án nhỏ, theo hoạt động hay hợp phần của các dự án khác: Trung tâm đã hoàn thành các báo cáo về gợi ý chính sách, đánh giá chính sách về tính khả thi, tính hiệu lực và công bằng, hoàn thành bộ cơ sở dữ liệu ngành hàng thu thập. Nhìn chung, các dự án/hoạt động nhỏ dưới 100.000 USD thông thường thời gian thực hiện ngắn nhưng hiệu quả cao, hầu như đều đáp ứng các yêu cầu đặt ra về mục tiêu và tiến độ thưc hiện.

2.3.2. Hạn chế và khó khăn trong quá trình quản lý và sử dụng vốn ODA

Như vậy, chúng ta có thể thấy nguồn vốn ODA đã có nhiều tác động tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua đặc biệt là đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn. Công tác thu hút và sử dụng ODA phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn vừa qua tại Trung tâm đánh giá cơ bản có hiệu quả, mang lại nhiều thành tựu đáng kể. Mặc dù, vậy trong quá trình thực hiện dự án vẫn có một số hạn chế như tỷ lệ giải ngân thấp, một số dự án chưa đạt được kết quả như mong muốn (ví dụ: Điều tra di cư về lao động: do sự bất hợp tác của đối tượng đi điều tra, ...).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng đã nảy sinh một số hạn chế và khó khăn ảnh hưởng đến kết quả dự án như sau:

- Mục tiêu giải ngân và số lượng, tiến độ thực hiện gây tác động đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA. Tiêu chí mức độ giải ngân để đánh giá tình hình quản

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

lý và sử dụng ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Mục tiêu hoàn thành dự án theo tiến độ và cam kết trình cấp trên gây áp lực dẫn đến tình trạng việc dự án thực hiện xong nhưng chưa đạt được các kết quả như yêu cầu. Trong quá trình thực hiện dự án vẫn có nhiều vấn đề vướng mắc như đấu thầu phải thực hiện nhiều lần mới tìm được nhà thầu đáp ứng yêu cầu, điều tra lại, ... Những vướng mắc này luôn ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Tuy nhiên, áp lực giải ngân, tiến độ làm giảm hiệu quả thực hiện dự án.

- Hạn chế trong quá trình tổ chức công tác đấu thầu: Việc tổ chức đấu thầu

tuyển chọn chuyên gia tư vấn và mua sắm thiết bị tại các dự án ODA thuộc bộ NNo&PTNT thủ tục quá phức tạp, kéo dài và chất lượng chưa cao. Đặc biệt các gói thầu về tuyển chọn tư vấn thường kéo dài 3-4 tháng (hầu hết các dự án nông nghiệp có thời gian đấu thầu chậm hơn so với kế hoạch đấu thầu được duyệt). Thủ tục đấu thầu chuyên gia tư vấn tốn nhiều thời gian nhưng hiệu quả về tuyển dụng không cao. Trong nước, các công ty và tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp trong nước rất ít. Các công ty này ít quan tâm đến đấu thầu tư vấn, nên việc tuyển chuyên gia tư vấn đáp ứng theo đúng quy trình rất khó. Hầu hết các dự án, sau quá trình thực hiện tuyển dụng theo thủ tục đấu thầu thì Trung tâm thường phải tiến hành tuyển dụng lại. Tình trạng này có thể thấy qua dự án “Thông tin thị trường nông nghiệp” do Chính phủ Canada tài trợ. Kết quả là tiến độ dự án quá chậm dẫn đến tình trạng nhiều hoạt động khác bị đình trệ, và phía nhà tài trợ đã yêu cầu đình chỉ dự án vào năm 2009.

- Giải ngân chậm so với kế hoạch đặt ra và tỷ lệ giải ngân thấp: Thực tế,

trong quá trình thực hiện dự án, nhiều nhân tố tác động dẫn đến việc trì trệ trong tiến độ thực hiện dự án. Kế hoạch được đặt ra theo quý, năm, tuy nhiên quy trình thủ

tục hai phía hay chính một số phiền hà do phía chính phủ Việt Nam hay các cơ quan phối hợp nghiên cứu gây ra làm thay đổi kế hoạch thực hiện. Thực tế, tỷ lệ giải ngân còn thấp, chỉ đạt trung bình 60%. Mức độ giải ngân thấp, tiến độ chậm đã dẫn đến tình trạng một dự án bị đình chỉ thực hiện với nguồn ngân sách lớn đó là dự án “Thông tin thị trường nông nghiệp” năm 2009 (theo ký kết là kết thúc năm 2011).

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version7- http://www.simpopdf.com

- Thủ tục giải ngân của Việt Nam và các tổ chức tài trợ không đồng nhất: Đây

là vấn đề gây khó khăn cho các dự án. Cơ chế rót vốn của các nhà tài trợ là cơ chế tạm ứng, khi nào quyết toán hết phần tạm ứng mới tiếp tục cấp vốn. Điều này thật sự không dễ dàng với Việt Nam khi thời hạn qui định quyết toán vốn ngắn. Trong khi đó theo qui định của Việt Nam, để có thể sử dụng khoản tiền ứng đó phải làm tất cả các thủ tục từ thiết kế phê duyệt luận chứng kinh tế, tổ chức đấu thầu, thực hiện dự án cho đến khi kết thúc dự án. Đây là quá trình nhiều công đoạn và rất mất thời gian khó có thể hoàn tất trong khoảng thời gian mà nhà tài trợ cho phép. Đây chính là khó khăn lớn nhất trong vấn đề giải ngân các dự án vốn vay ODA.

- Thủ tục đóng dự án của các dự án kết thúc thường kéo dài làm ảnh hưởng đến việc quản lý và thực hiện các dự án tiếp theo. Khi dự án kết thúc thì các cán bộ thường trực như điều phối, thư ký, kế toán dự án thường cũng kết thúc hợp đồng lao động với dự án, trong khi thủ tục đóng dự án không thể làm ngay được do các quy định về kiểm toán, thanh tra, quyết toán thuế (thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, ...) của phía các cơ nhà nước kéo dài. Có những dự án kéo dài đến 5 năm sau khi kết thúc dự án ví dụ như dự án MISPA theo tiến độ thì kết thúc năm 2007 nhưng được gia hạn đến 2009 và dự kiến đóng dự án vào tháng 12/2011 tuy nhiên đến nay thủ tục đóng vẫn chưa hoàn thành.

Tổng kết quá trình thực hiện dự án và thực tiễn, chúng ta có thể tìm thấy một số nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA

cho các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn tại Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp như sau:

- ODA đến từ nhiều nhà tài trợ trong khi ít chú trọng đến sự phối hợp, và có nhiều quy định khác nhau: Điều này gây ra khó khăn cho cơ quan quản lý và thực

hiện các dự án của Việt Nam về thủ tục cũng như sự phối kết hợp giữa nhiều các nhà tài trợ với nhau về cùng một lĩnh vực, một dự án tại Việt Nam. Mỗi nhà tài trợ mang đến mỗi dự án khác nhau. Với mỗi nhà tài trợ lại có một quy định khác nhau về quy trình thủ tục, trong khi luật pháp và quy định của Việt Nam chung cho tất cả các dự án. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version7- http://www.simpopdf.com

cho các dự án. Vấn đề thể hiện rõ nhất là sự chậm trễ trong tiến độ thực hiện dự án do quy trình thủ tục giữa các nhà tài trợ và Việt Nam chồng chéo nhau, có phần gây cản trợ quá trình thực hiện dự án.

- Một dự án, hai hệ thống thủ tục: Việc thực hiện dự án phải tuân thủ theo hệ

thống các quy trình thủ tục của phía nhà tài trợ và theo luật Việt Nam. Điều này trên thực tế cho thấy đôi khi tăng cường tính quản lý dự án chặt chẽ, nhưng đôi khi lại là cản trở ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và tiến độ dự án. Hơn nữa, nhiều quy trình và nội dung thủ tục đầu tư của Việt Nam chưa theo chuẩn mực quốc tế. Nguyên nhân của sự chậm trễ trong công tác đấu thầu là do chưa có sự hài hoà, thống nhất và phù hợp giữa các thủ tục mua sắm của nhà tài trợ với qui chế đấu thầu của Việt Nam hiện nay. Từ đó dẫn đến các thủ tục chồng chéo, trùng lắp qua nhiều khâu, nhiều công đoạn phê duyệt gây nên chậm trễ. Do vậy, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần rà soát, điều chỉnh lại các văn bản pháp lý của mình để tiếp cận được với chuẩn mực chung của phía tài trợ. Ví dụ, một dự án do UNDP tài trợ: đối với các hoạt động của dự án ví dụ như thuê chuyên gia có tổng giá trị gói thầu là 2500 USD trở lên phải đấu thầu rộng rãi. Việc tổ chức đấu thầu rộng rãi (theo luật đấu thầu 2005 của Việt Nam) để lựa chọn 1 chuyên gia thực hiện công việc tốn quá nhiều thời gian, hơn nữa đôi khi với tính chất công việc phức tạp thì số lượng chuyên gia trong nước có đủ năng lực thực hiện rất ít. Việc thực hiện đúng quy trình tốn chi phí, thời gian và đôi khi không hiệu quả, điều này ảnh hưởng đến tiến độ dự án và kết quả của các hoạt động khác. Một nội dung khác thể hiện sự khác biệt về quy định đó là định mức chi tiêu của các nhà tài trợ cho phép, định mức chi tiêu của Việt Nam có sự khác biệt rất lớn. Các dự án thực hiện theo quy định của nhà tài trợ được sử dụng định mức chi tiêu của Liên Hiệp Quốc trong khi nguồn vốn đối ứng do phía chính phủ Việt Nam cấp để phối hợp thực hiện dự án lại theo định mức của chính phủ Việt Nam. Hai định mức này có sự chênh lệch rất lớn, trong khi quy trình thực hiện và yêu cầu thì khá tương đồng nhau. Điều này gây khó khăn cho quá trình thực hiện dự án, đôi khi ảnh hưởng trực tiếp đến một số đầu ra của dự án, đặc biệt là các dự án nghiên cứu chính sách trong đó sử dụng rất

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version7- http://www.simpopdf.com

nhiều chuyên gia nghiên cứu thuê ngoài để thực hiện dự án.

- Thiếu khung pháp lý hoàn chỉnh cho quản lý và sử dụng ODA. Khác với FDI, có một bộ luật điều chỉnh riêng đó là Luật đầu tư nước ngoài, cho đến nay

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w