Đối với cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 104 - 111)

Hiện nay, các dự án sau quá trình phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đơn vị chủ quản) tiến hành giao dự án cho các đợn vị, cơ quan thuộc bộ thực hiện. Các đơn vị được giao tự tiến hành thực hiện theo quy định trong nước và nhà tài trợ. Thực tế cho thấy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới thể hiện là đơn vị chủ quản thực hiện ra các quyết định giao dự án, quyết định theo quy định của hiện hành về quản lý đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng ODA. Tuy nhiên, trách nhiệm hỗ trợ hướng dẫn chủ dự án/chủ đầu tư trong việc lập kế hoạch, thực hiện theo quy định đấu thầu còn hạn chế. Ngoài ra, quy trình ra quyết định (đấu thầu, phê duyệt kế hoạch, phê duyệt các thủ tục hành chính, tài chính) thường kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Nhiều hoạt động của dự án trong quá trình thực hiện phụ thuộc vào tiến độ ban hành các quyết định, hướng dẫn của Bộ. Một số văn bản ban hành chậm tiến độ và quy trình, thủ tục hành chính giải quyết một số công việc kéo dài đã ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án.

Cải tiến cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan trong trong quá trình thực hiện như Chủ đầu tư là IPSARD, Chủ dự án là Bộ Nông nghiệp, nhằm đảm bảo sự tham gia phù hợp của các đơn vị này trong quá trình triển khai dự án.

Để tạo điều kiện cho các Ban quản lý dự án được thực hiện đúng tiến độ theo cam kết thì sự phối hợp kịp thời và hướng dẫn cụ thể của Bộ NNo&PTNT đóng vai

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

trò quan trọng. Sự phối hợp và hỗ trợ thể hiện ở những nội dung sau:

- Đẩy nhanh thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kế hoạch hoạt động và tài chính hàng năm.

- Đảm bảo tính minh bạch của tất cả các quy trình, thủ tục, định mức chi tiêu cho các Ban quản lý dự án/ Đơn vị thực hiện dự án.

- Tạo điều kiện để các đối tác tiếp cận với các hệ thống thông tin và tri thức của khu vực và toàn cầu do tổ chức Bộ quản lý, mạng lưới văn phòng đại diện ở các quốc gia, danh mục chuyên gia, các cơ sở cung cấp dịch vụ và mạng lưới các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ.

- Cung cấp cho các Đơn vị thực hiện dự án những kiến thức và bài học kinh nghiệm bổ ích rút ra từ các hoạt động hợp tác phát triển, quá trình quản lý và thực hiện các dự án trọng điểm để nâng hiệu quả và chất lượng thực hiện dự án.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn hướng dẫn các nội quy, quy định về quản lý và sử dụng ODA (thủ tục đấu thầu, quy trình trình các cấp phê duyệt, thủ tục quyết toán, thủ tục tài chính, hệ thống báo cáo về hoạt động cũng như báo cáo tài chính, ...) cho các ban quản lý dự án, đơn vị chủ đầu tư.

- Trong quá trình triển khai, thực hiện khi có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị thực hiện trình Bộ, thì cần có sự phản ứng kịp thời của Bộ nhằm hỗ trợ dự án thực hiện đúng tiến độ.

- Cải tổ hệ thống thông tin văn thư để đẩy nhanh công tác chuyển phát công văn giúp các dự án tiếp nhận các quyết định, thông báo, các loại giấy tờ hành chính kịp thời.

- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và có biện pháp tích cực chỉ đạo Ban quản lý các dự án thực hiện tốt công tác lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành đúng thời gian, biểu mẫu đảm bảo nguyên tắc, chế độ theo qui định hiện hành.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA và hỗ trợ kịp thời các dự án thì Bộ cần lập kế hoạch vốn đối ứng và phải được phê duyệt kịp thời cho các dự án. Đồng thời, vụ HTQT của Bộ Nông nghiệp và PTNT cần sớm xây dựng Quy chế hướng dẫn việc khai thác và sử dụng ODA của Bộ trong đó quy định rõ vai trò,

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

trách nhiệm của từng bên, quy trình chia sẻ thông tin, đặc biệt là tăng cường vai trò của Vụ HTQT trong việc tư vấn cho các dự án xây dựng và điều chỉnh kế hoạch tổng thể và kế hoạch hoạt động hàng năm của dự án.

3.3.2.2. Hoàn thiện các quy trình và lập kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án đối với các đơn vị thực hiện

Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với vai trò là cơ quan chủ quản phối hợp với đơn vị chủ đầu tư tăng cường giám sát, kiểm tra, củng cố tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dự án không có nghĩa là tăng công cụ kiểm tra, giám sát mà bám sát dự án, báo cáo định kỳ thực hiện dự án, kiểm tra có tính hiệu quả tình hình thực hiện dự án và có những điều chính và tham vấn kịp thời cho các ban quản lý dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đánh giá, giám sát các dự án ODA của Bộ: Hoạt động đánh giá dự án cần được thể chế hoá nội bộ theo hướng tăng cường đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc; Vụ Hợp tác quốc tế (HTQT) là đơn vị của Bộ Nông nghiệp trực tiếp hỗ trợ phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư và đơn vị thực hiện cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức và kỹ năng về theo dõi, đánh giá để có thể hỗ trợ các dự án cũng như phối hợp cùng các nhà tài trợ trong việc thực hiện các nhiệm vụ các liên quan. Đối với những dự án lớn, Vụ HTQT cần chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành đánh giá hiện trạng ban đầu sau khi dự án được phê duyệt, bắt đầu đi vào hoạt động để đảm bảo có những điều chỉnh kịp thời trong thiết kế của dự án (nếu cần) và đồng thời để thu thập các thông tin phản ánh hiện trạng làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và tác động của dự án sau này; Thiết kế của tất cả các dự án cần đảm bảo một nguồn kinh phí tương xứng cho việc thực hiện công tác đánh giá dự án.

Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá phải đúng lúc, kịp thời theo tiến độ dự án và có kế hoạch cụ thể được phổ biến trước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần triển khai xây dựng kế hoạch kiểm tra và công khai, phổ biến cụ thể đến

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

các đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thực hiện. Cần cử cán bộ kiểm tra, giám sát đồng thời hướng dẫn cho dự án theo tiến độ của dự án đánh giá mặt đã đạt được, mặt hạn chế để có thể khắc phục và chấn chỉnh kịp thời. Việc làm này giúp các dự án có thể hoàn thành, gói gọn dự án đúng quy định. Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính hiệu quả thực hiện dự án thì công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá dự án của Bộ phải dựa trên các nguyên tắc phù hợp với các cam kết chung (Cam kết Hà Nội) trong quá trình thực hiện dự án như:

- Quản lý dựa vào kết quả: Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ áp dụng

phương thức quản lý dựa vào kết quả, đảm bảo các quy trình, sản phẩm và dịch vụ của các bên góp phần đạt được những kết quả mong muốn (ở cấp độ đầu ra trực tiếp, mục tiêu phát triển và tác động) cũng như dựa trên trách nhiệm giải trình đối với kết quả. Phương thức Quản lý dựa vào kết quả đòi hỏi phải tiến hành theo dõi và tự đánh giá về tiến độ thực hiện kết quả và báo cáo về hoạt động. Vì vậy, Quản lý dựa vào kết quả được thực hiện từ cơ quan chủ quản đến đơn vị chủ đầu tư và đơn vị thực hiện thì hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng dự án mới cao.

- Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước: Công tác theo dõi cần có sự

phối hợp trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và góp phần tăng cường sự phối hợp đó nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí giao dịch cho hoạt động hợp tác phát triển. Việc phối hợp quản lý thể hiện ở tính gắn kết trong quá trình xử lý tình huống, đưa ra giải pháp đồng bộ hợp lý và kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở Chương 1 và đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn ở Chương 2, Chương 3 đã trình bày các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Trung tâm. Các giải pháp này bao gồm các giải pháp ở cấp vi mô hướng vào việc giải quyết những khó khăn hạn chế hiện tại của Trung tâm trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA và các giải pháp ở tầm vĩ mô hướng tới việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vả sử dụng vốn ODA ở các đơn vị ở nhiều cấp.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Versiony http://www.simpopdf.com

Các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ, có sự tương tác qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện để có sự điều chỉnh phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và nhanh nhất. Ngoài ra, một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp trên bao gồm các bộ, ban ngành có liên quant ham gia vào công tác quản lý vĩ mô như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp, Văn phòng chính phủ, ... cũng được trình bày trong Chương 3. Các giải pháp này được thực hiện cả ở cấp vi mô và cấp vĩ mô.

Như vậy, công tác quản lý và sử dụng vốn ODA đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Là đơn vị trực tiếp thực hiện quản lý và sử dụng vốn ODA, Trung tâm cũng như các đơn vị khác phải có những quy trình cụ thể, phải tuân thủ đầy đủ các quy định trong nước và nước ngoài tùy theo từng dự án. Để công tác quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả thì cần có sự phối hợp tích giữa các bộ ban ngành, các cơ quan và đơn vị có liên quan.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

KẾT LUẬN

Kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh, nhu cầu vốn ngày càng lớn, đặc biệt là các nguồn vốn với nhiều ưu đãi như ODA. Việt Nam vẫn là nước có nền kinh tế với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, lao động khu vực nông thôn chiếm phần lớn, nhiều khu vực còn đói nghèo, nên rất cần các khoản hỗ trợ ODA để có thể thực hiện các dự án góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. Để thu hút được nhiều ODA hơn nữa và tạo niềm tin cho nhà tài trợ về tính hiệu quả của các dự án ODA cho nông nghiệp nông thôn, thì công tác quản lý và sử dụng ODA cho các dự án ở các cấp các ngành đặc biệt là ở các đơn vị đầu mối trực tiếp thực hiện như Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp cần phải được nâng cao hơn nữa.

Hơn nữa, như phân tích ở trên, nguồn vốn ODA vừa mang tính nhân đạo - xã hội do có phần viện trợ không hoàn lại, tính kinh tế do có phần lãi suất ưu đãi và tính chính trị do kèm theo các điều kiện ràng buộc. Thêm vào đó, chúng ta hiểu được rõ hơn rằng nguồn vốn ODA không phải là một nguồn vỗn hỗ trợ cho không như nhiều người vẫn hiểu nhầm, mà là một một dạng vốn vay ưu đãi kèm theo những ràng buộc. Qua đó, chúng ta cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn này sao cho có hiệu quả nhất, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng; tận dụng nguồn vốn này để phát triển được nền kinh tế của đất nước mình nếu không chúng ta đối mặt với nguy cơ trở thành ‘con nợ” của các nước phát triển, dẫn đến bị phụ thuộc cả về kinh tế và chính trị./

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1] . Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Quyết định 1248/2007QĐ-BKH về khung theo

dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 - 2010, Hà Nội

[2] . Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Báo cáo tình hình tổng quan về viện trợ phát

triển chính thức tại Việt Nam, Hà Nội.

[3] . Bộ Kế hoạch và Đầu tư (12/2007), Hướng dẫn về định mức chi tiêu tại chỗ cho

các hoạt động phát triển tại Việt Nam, LHQ & Cộng đồng châu Âu tại Việt Nam,

Hà Nội.

[4] . Bộ Kế hoạch và Đầu tư (12/3/2007), Thông tư số 03/2007/TT-BKH hướng dẫn

về

chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình Dự án ODA.

[5] . Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (29/09/2006), Quyết định số

2795/QĐ-BNN-TCCB quy định cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp.

[6] . Bộ Tài chính (6/2008), Báo cáo đánh giá các chương trình dự án ODA của Bộ

Tài Chính giai đoạn 2000 - 2007.

[7] . Bộ NNo&PTNT (2004), Quyết định số 45/2004/QĐ- BNN ngày 30/09/2004 về

việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài trong ngành NNo&PTNT, Hà Nội.

[8] . Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (2010), Quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên Hiệp Quốc - 2010.

[9] . Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (2006), Kế hoạch hành động thực hiện

Chương trình quốc gia 2006-2010.

[10] . Phan Trung Chính (2008), Đặc điểm nguồn vốn ODA và thực trạng quản lý

nguồn vốn này ở nước ta, Tạp chí Ngân hàng số 7 tháng 4/2008, Trang 18-25.

[11] . Lương Mạnh Hùng (2007), “Nâng cao hiệu quả dụng vốn ODA tại Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn”, Luận văn Thạc sĩ.

[12] . Lê Ngọc Mỹ (2005), “Công tác hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version^- http://www.simpopdf.com

[13] . Nhóm hỗ trợ quốc tế - ISG (2006), Định hướng phát triển sử dụng vốn ODA

đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thời kỳ 2001 - 2010, Bộ

NNo&PTNT.

[14] . Vũ Thị Kim Oanh (2002), “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu

quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương

Hà Nội.

[15] . Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.

[16] . Tôn Thanh Tâm (2004), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ

trợ phát triển chính thức tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ

[17] . Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cùng cộng sự (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm thành

lập - Trung

tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Báo cáo tại đại hội công đoàn IPSARD.

[18] . Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cùng cộng sự (2011), Định hướng chiến lược phát triển

2020

tầm nhìn 2030, Báo cáo chiến lược trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

[19] . Thanh tra Chính phủ (2007), Thanh tra, tình hình vận động và sử dụng ODA

thời kỳ 2001 - 2006 và những bài học rút ra, http://thanh tra.gov.vn.

[20] . Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 290/2006/QĐ -TTg ngày

29/12/2006phê

duyệt đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời

kỳ 2006-

2010 ”, Đề án ODA 2006 - 2010 của chính phủ Việt Nam.

[21] . Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 109/QĐ -TTg ngày 19/01/2012 “Đề

án Định

hướng thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác

của các nhà

tài trợ thời kỳ 2011-2015, (Đề án ODA 2011-2015 của chính phủ Việt Nam.

[22] . Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày

09/11/2006

của Chính phủ Việt Nam ban hành quy chế về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

Một phần của tài liệu 1335 quản lí và sử dụng vốn ODA cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn tại trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w