Đặc điểm của người đồng bào ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở từ thực tiễn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 40 - 42)

Bát Xát là huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Lào Cai, phía tây bắc và đông bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu), phía nam là huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai, phía đông nam là thành phố Lào Cai.

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía tây bắc tỉnh Lào Cai, có địa bàn rất quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng-an ninh của tỉnh, diện tích tự nhiên 1.061,89 km², trên 70% là đồi núi, gồm 14 dân tộc chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 82%.

Theo số liệu thống kê năm 2015, tổng số dân là 77.449 ngƣời. Với mật độ dân số trung bình 62 ngƣời/km2, Bát Xát là huyện có mật độ dân số thấp của tỉnh Lào Cai, dân số các xã phân bố đồng đều. Địa hình tự nhiên vùng núi ảnh hƣởng trực tiếp đến việc phân bổ dân dƣ trên toàn huyện, nhà cửa xây dựng tại các xã vùng ven còn thƣa thớt. Do mức thu nhập của ngƣời dân chủ yếu từ lao động nông nghiệp (chiếm 80%) nên nhìn chung chất lƣợng nhà ở trên địa bàn huyện thấp.

Đặc điểm của ngƣời đồng bào ở huyện Bát Xát nhƣ phong tục, tập quán, thiết chế xã hội truyền thống của các tộc ngƣời cƣ trú rất phong phú, mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt, tập trung ở Bát Xát có tộc ngƣời Kinh, Dao, Giáy, Hmông và nhƣời Hà Nhì.

Với người Giáy: khu vực chúa đất cai quản gọi là mƣờng và có bộ máy cai trị cũng nhƣ có luật lệ riêng. Mỗi mƣờng có một mƣờng trung tâm và các mƣờng ngoại vi. Chúa đất cai quản toàn mƣờng, con trai cả của chúa đất sẽ cai quan rmƣờng trung tâm, các con trai thứ và các cháu sẽ cai quản các mƣờng phụ thuộc. Bộ máy thống trị toàn mƣờng lớn gọi là Xiêng hay Chiềng.

Với người Hmông: bộ máy Seophải cai quản một bản, thống lý cai quản một vùng, ngoài ra còn có các phó thống lý, lý dịch. Những ngƣời trong bộ máy cai trị

thƣờng là ngƣời đứng đầu các dòng họ. Trong xã hội truyển thống của ngƣời Hmông, quan hệ cố kết dòng họ là nét đặc trƣng nhất, nó đƣợc biểu hiện ở 2 hình thức: cố kết rộng và cố kết hẹp.

Với người Khơmú: ngƣời Khơ mú có nhiều dòng họ, các dòng họ của họ thƣờng mang tên cây, cỏ hay chim, thú. Các quan hệ của họ chủ yếu dựa theo nhóm hôn nhân. Với các dân tộc khác nhƣ Kháng, XinhMun, tổ chức xã hội truyền thống của họ cũng tƣơng tự nhƣ ở ngƣời Khơmú, họ đều có quá trình dài lâu trong lịch sử là những ngƣời bị phụ thuộc và trở thành ngƣời làm công nhƣ lệ nông cho các chúa đất (phía tạo) ngƣời Thái....

14 dân tộc ở Bát Xát đã tạo cho huyện có nét đặc trƣng về văn hoá rất đa dạng và phong phú. Nhà ở của các tộc ngƣời Thái, Lào, Mƣờng, Khơmú, Xinhmun, Kháng, Cống đều là nhà sàn. Với ngƣời Hmông, Dao lại ở nhà trệt, mái thấp, tƣờng trình. Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng. Vì khay điêng là vì khứ kháng đƣợc mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà ngƣời Tày-Nùng. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn đƣợc chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam.

Văn hóa tinh thần của hầu hết các tộc ngƣời thiểu số sống ở Bát Xát đều theo tín ngƣỡng đa thần và quan niệm về vũ trụ xung quanh con ngƣời đƣợc tạo bởi nhiều tầng thế giới. Ngƣời Hmông, Dao đều cho rằng thế giới đƣợc tạo thành bởi trời, đất, nƣớc, dƣới mặt đất. Ngƣời Thái lại cho rằng riêng trời đƣợc cấu tạo bởi 3 tầng thế giới. Về văn học dân gian của các tộc ngƣời ở Tây Bắc rất phong phú, nhất là các dân tộc Thái, Mƣờng, Hmông những nội dung của văn học dân gian đều phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, xã hội tộc ngƣời, nguồn gốc lịch sử của dân tộc mình. Về nghệ thuật dân gian: Các tộc ngƣời vùng Tây Bắc đƣợc thể hiện rất phong phú, sinh động qua hàng loạt các loại hình nhƣ nhạc cụ dân gian, dân vũ... có những nhạc cụ nổi tiếng nhƣ cồng, chiêng của ngƣời Mƣờng, khèn, kèn lá, đàn môi của ngƣời Hmông và sáo, nhị, trống, kèn đồng. Múa dân gian của các tộc ngƣời Tây Bắc cũng rất đa dạng: Ngƣời Thái có mùa xòe, nhảy sạp, múa nón, ngƣời Hmông nổi tiếng với mùa khèn.

Theo phong tục tập quán lâu đời của ngƣời dân tộc thiếu số khi con trƣởng lâý vợ lập gia đình thƣờng thì ở với bố mẹ và các em lập gia đình sau nếu nhà rộng đủ

diện tích đủ phòng thì cũng ở chung… đến khi con cháu đông không đủ diện tích sử dụng đồn thời có tích lũy về kinh tế rồi thì gia đình tập trung làm nhà mới cho các con ra ở riêng … việc ở riêng chủ nhà chỉ chọn một khu đất thích hợp, với tiêu chí chính là gần nguồn nƣớc, không nhất thiết phải gần đƣờng giao thong, vật liệu chính là đất để trình tƣờng nhà, đá để xếp móng, mai tự trồng, gỗ, lạt , vầu, vật liệu lợp mái ở trên rừng, gia đình chuẩn bị lƣơng thực thực phẩm nhờ anh em hàng xóm đến nấu cơm cho ăn để họ giúp… việc làm nhà này hầu nhƣ là không báo chính quyền, vì vậy không có thủ tục chuyển đổi mục đích xử dụng đất, không có cấp phép xây dựng.

Các đặc điểm về phong tục tập quán, đời sống văn hóa trên của ngƣời đồng bào có ảnh hƣởng quan trọng đến QLNN về xây dựng nhà ở tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cụ thể nhƣ sau:

- Nhu cầu xây dựng nhà ở của ngƣời đồng bào ở huyện Bát Xát đa dạng, phụ thuộc nhiều vào phong tục, tập quán, thiết chế xã hội truyền thống của các tộc ngƣời cƣ trú do mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt trong sinh hoạt, văn hóa và nơi ở.

- Thủ tục hành chính trong xây dựng nhà ở của ngƣời đồng bào vừa phải đảm bảo đúng quy định, vừa phù hợp với văn hóa xây dựng nhà ở của các tộc ngƣời ở huyện Bát Xát nhằm hạn chế tình trạng các công trình xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, không đúng thiết kế đƣợc duyệt, phá vỡ quy hoạch của Huyện.

- Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nhà ở cho ngƣời đồng bào các tộc ngƣời của Huyện phải đảm bảo vừa nâng cao chất lƣợng, số lƣợng nhà ở mà không phá vỡ kiến trúc, ảnh hƣởng đến văn hóa sống, không gian sống của bà con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở từ thực tiễn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)