Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở từ thực tiễn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 31 - 38)

1.4.1.1. Kinh nghiệm của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bình Xuyên là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, là huyện có địa hình và nhiều điểm tƣơng đồng huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Bình Xuyên đƣợc tỉnh xác định là huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh đang trong quá trình phát triển mạnh đô thị hóa và công nghiệp hóa. Bình Xuyên nằm gần trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc địa hình bao gồm ba dạng đồng bằng, trung du và miền núi với tổng diện tích là 145,67 km2 và dân số 109.472 ngƣời (số liệu năm 2011). Huyện Bình Xuyên có 3 thị trấn và 10 xã, Theo lộ trình phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc,sẽ hợp nhất và nâng cấp toàn bộ đơn vị hành chính thuộc huyện Bình Xuyên đƣa Bình Xuyên trở thành thị xã trực thuộc tỉnh trƣớc năm 2020 và trở thành một đơn vị hành chính cấp quận của thành phố Vĩnh Phúc trực thuộc trung ƣơng trong tƣơng lai.

Trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về xây dựng nhà ở riêng lẻ, UBND huyện Bình Xuyên luôn tăng cƣờng chỉ đạo các lực lƣợng, phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn để kiểm tra, xử lý triệt để các trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng. Đồng thời, hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho ngƣời dân xây dựng công trình đúng quy định, nâng cao chất lƣợng nhà ở, nhất là hƣớng dẫn cụ thể đối với các trƣờng hợp cấp phép xây dựng còn vƣớng mắc trong quá trình kiểm tra xử lý. UBND huyện Bình Xuyên cũng thực hiện đôn đốc các xã, thị trấn tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng theo Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh về việc chấn chỉnh và tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Riêng trong lĩnh vực cấp GPXD đối với nhà ở riêng lẻ, UBND huyện Bình xuyên đã thực hiện đúng theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật của

trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng. Cụ thể, ngƣời dân phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị đƣợc cấp GPXD với các tài liệu theo quy định bắt buộc nhƣ: Đơn đề nghị cấp GPXD, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đƣợc phê duyệt. Đồng thời, phải có bản cam kết của chủ đầu tƣ, bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng có công trình liền kề. Đối với các trƣờng hợp sửa chữa nhà cửa, cải tạo công trình xây dựng cũng phải làm hồ sơ trình lên cơ quan chuyên môn có thẩm quyền để tiến hành cấp phép sau đó mới đƣợc thực hiện xây dựng hoặc cải tạo công trình nhà ở. Theo số liệu thống kê, trong quý I năm 2017, trên địa bàn huyện Bình Xuyên đã cấp 38 GPXD nhà ở riêng lẻ, số liệu này của cùng kỳ năm 2016 là 16 GPXD.

Tuy nhiên, trong quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn huyện Bình Xuyên vẫn còn một số hạn chế nhƣ: Vẫn còn những trƣờng hợp các công trình xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, không đúng thiết kế đƣợc duyệt. Tình trạng xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp, lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông có chiều hƣớng gia tăng, làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng, gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.

Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng nêu trên chủ yếu do ý thức và hiểu biết của ngƣời dân về các quy định pháp luật về trật tự xây dựng còn hạn chế, nên khi có nhu cầu xây dựng nhà ở không xin phép hay báo cáo; hầu hết các công trình xây dựng đều không đáp ứng yêu cầu và điều kiện về hồ sơ pháp lý. Bên cạnh đó, một phần là do công tác quản lý của chính quyền địa phƣơng cấp xã và thị trấn còn biểu hiện buông lỏng, lúng túng trong cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch; sự phối hợp kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng giữa các cấp, các ngành và địa phƣơng chƣa chặt chẽ [37].

1.4.1.2. Kinh nghiệm của thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Thị trấn Hƣơng Khê là huyện lỵ của huyện Hƣơng Khê, là một trong bốn đô thị trung tâm của vùng phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng; giữ vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, đầu mối giao thông, giao lƣu với các huyện trong Tỉnh. Thị trấn Hƣơng Khê đƣợc xây dựng từ năm 1974 và đƣợc Chính phủ quyết định là thị trấn huyện lỵ năm 1985. Hiện nay, Thị trấn có tổng diện tích đất tự nhiên 566,25 ha, đƣợc chia thành 19 khu phố trực thuộc, với quy mô dân số là 11.280 ngƣời.

Trong những năm qua, công tác quy hoạch và đầu tƣ xây dựng thị trấn Hƣơng Khê đã đạt những kết quả đáng kể, tạo dựng đƣợc cơ sở hạ tầng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, đến nay thị trấn Hƣơng Khê mới chỉ đạt đƣợc tiêu chuẩn đô thị loại V. Trong đô thị còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác quản lý xây dựng và phát triển Thị trấn còn nhiều bất cập, kém hiệu quả.

Trong quản lý xây dựng nhà ở thị trấn Hƣơng Khê, quy hoạch chung và quy hoạch phân khu Thị trấn cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan chƣa đƣợc ban hành; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 chƣa đƣợc triển khai, nên thiếu cơ sở để cấp phép xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch nhƣ cắm mốc chỉ giới xây dựng chƣa đƣợc triển khai. Công tác kiểm soát các công trình cải tạo và xây dựng mới bị buông lỏng, dẫn đến trật tự xây dựng đô thị không đảm bảo. Tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng tự phát dọc tuyến quốc lộ và khu phố còn phổ biến, làm cho bộ mặt một đô thị kém mỹ quan.

Phát triển bền vững của đô thị Hƣơng Khê phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu đầu ra bằng biện pháp thu gom, quản lý các loại chất thải. Tuy nhiên, chế độ thủy văn của sông Ngàn Sâu và sông Tiêm luôn là nguy cơ gây lũ quét, úng lụt chƣa đƣợc khống chế. Tác động tiêu cực của gió Lào, ô nhiễm tiếng ồn và sự cản trở giao thông của tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam đi qua chia cắt đô thị vẫn chƣa có giải pháp khắc phục. Nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm bị ô nhiễm do lũ lụt, hóa chất, thuốc trừ sâu, xăng dầu và đá vôi đang tồn tại. Nguồn lực phát triển Thị trấn rất hạn hẹp, trong khi đó diện tích đất xây dựng thuận lợi khoảng trên 500ha, chiếm gần 90% quỹ đất đô thị chƣa đƣợc khai thác sử dụng để tạo nguồn vốn xây dựng đô thị.

Trong Thị trấn, nhiều hạng mục công trình kết cấu hạ tầng xã hội và kỹ thuật đã đƣợc xây dựng và đƣa vào sử dụng, vấn đề đầu tƣ xây dựng hệ thống thoát nƣớc mặt và nƣớc thải vẫn chƣa đƣợc quan tâm. Hệ thống đê bao bảo vệ lũ cho đô thị từ sông Ngàn Sâu và sông Tiêm chƣa đƣợc hoàn thiện. Tuyến đƣờng vành đai phía Đông vừa để chống lũ mới đang đƣợc thi công, nhƣng chƣa đảm bảo cao trình vƣợt lũ. Đặc biệt, trong Thị trấn mới có khoảng 78% hộ dân cƣ đƣợc cấp nƣớc sạch. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn mới đạt khoảng 86%. Nghĩa trang và các công trình xử lý ô nhiễm chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng theo quy hoạch.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do nguồn vốn đầu tƣ còn hạn chế. Khả năng sinh kế của ngƣời dân Thị trấn còn khó khăn. Đến nay, thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng năm mới đạt 11,270 triệu đồng. Tổng nguồn thu của Thị trấn năm 2014 mới đạt 290,6 tỷ đồng.

Sức cạnh tranh của đô thị trƣớc hết phụ thuộc vào thị trƣờng, môi trƣờng đầu tƣ và các điều kiện thu hút đầu tƣ, nhƣng vì là một đô thị nhỏ nên chỉ số cạnh tranh của Thị trấn so với các đô thị của khu vực phía Đông của Tỉnh còn rất thấp.

Năng lực quản lý của chính quyền Thị trấn còn hạn chế. Sự huy động và phát huy sự tham gia của cộng đồng và dân cƣ chƣa đƣợc quan tâm.

Để khắc phục những tồn tại yếu kém trên nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý xây dựng nhà ở, đảm bảo cho thị trấn Hƣơng Khê phát triển bền vững, thị trấn Hƣơng Khê áp dụng một số biện pháp sau:

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác quy hoạch và kế hoạch, đặc biệt là lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, trên cơ sở huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp (để lập quy hoạch chi tiết các khu dự án xây dựng tập trung) và vốn từ cộng đồng, dân cƣ (để lập quy hoạch chi tiết các khu dân cƣ hiện có theo mô hình quy hoạch cộng đồng), có sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nƣớc: Đồng thời giao cho các khu phố triển khai các quy hoạch chi tiết 1/500 trên, theo sự hƣớng dẫn của Sở Xây dựng và Phòng quản lý đô thị Huyện.

Để phát huy hiệu lực của quy hoạch và kế hoạch, chính quyền Huyện và Thị trấn chủ động tổ chức soạn thảo các quy định quản lý theo quy hoạch và quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, trên cơ sở đó thực hiện việc công bố và công khai quy hoạch đến các tổ dân phố và cộng đồng dân cƣ của Thị trấn.

- Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tƣ xây dựng Thị trấn đến năm 2020, trong đó ƣu tiên các hạng mục đầu tƣ: Tập trung xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khung của đô thị, trƣớc hết là tuyến đƣờng vành đai phía Đông; hệ thống thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải; các công trình thủy lợi trị thủy sông Ngàn Sâu, sông Tiêm; nâng cấp hệ thống cấp nƣớc sạch; Xây dựng chính sách tạo điều kiện, cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, làm cơ sở hƣớng dẫn cho dân tự xây dựng nhà ở cho mình;

Đầu tƣ cải thiện môi trƣờng sống đô thị, xử lý các nguồn ô nhiễm và khắc phục tình trạng gió Lào bằng biện pháp quy hoạch và công nghệ thích ứng.

- Thu hút đầu tƣ cải tạo và xây dựng đô thị; trong đó nguồn vốn cải tạo và xây dựng đô thị đƣợc dựa trên ba trụ cột: Ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng diện rộng và khung; Sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn thông qua biện pháp đấu giá quyền sử dụng đất và hợp thức hóa quỹ đất, nhà đã xây dựng tự phát nhƣng phù hợp với quy hoạch; Huy động vốn của dân cƣ, cộng đồng và doanh nghiệp.

- Nâng cao năng lực quản lý xây dựng và đầu tƣ phát triển đô thị, đặc biệt là việc phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền các cấp từ UBND, HĐND Tỉnh, Huyện đến Thị trấn theo Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng số 77/2013/QH13, trong đó: Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, định hƣớng và đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng diện rộng và khung của chính quyền và cơ quan tham mƣu tỉnh Hà Tĩnh; Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của chính quyền huyện Hƣơng Khê trong việc lập, xét duyệt, thực hiện quy hoạch; giải quyết các thủ tục hành chính, đầu tƣ xây dựng các công trình đô thị theo thẩm quyền; Nâng cao năng lực cho chính quyền thị trấn Hƣơng Khê trong việc giám sát trật tự xây dựng đô thị, huy động các nguồn lực của cộng đồng dân cƣ và tổ chức đời sống dân cƣ; giữ gìn trật tự đƣờng phố, bảo vệ môi trƣờng, lập quy hoạch cộng đồng; vận động nhân dân hiến đất, tự phá dỡ các công trình vi phạm quy hoạch để chỉnh trang đô thị.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, dân cƣ trong việc quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Sức mạnh và nguồn lực của dân cƣ và cộng đồng là rất lớn, cần phải đƣợc coi trọng. Vì vậy, việc xây dựng cộng đồng đoàn kết, thông minh và tự giác không chỉ là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, mà còn là tiêu chí đảm bảo cho thị trấn Hƣơng Khê phát triển bền vững, góp phần thực hiện chiến lƣợc giảm thiểu sự cách biệt và sự phát triển chênh lệch giữa vùng phía Tây và vùng phía Đông của tỉnh Hà Tĩnh [39].

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi là một dải đất dài bên tả ngạn sông Trà Khúc, địa hình khá đa dạng, dốc dần từ tây xuống đông, chia thành bốn vùng: vùng bán sơn địa phía tây, vùng đất cát phía tây bắc, vùng châu thổ dọc sông Trà Khúc, vùng đầm phá, cửa sông, động cát ven biển. Mỗi vùng có đặc điểm thổ nhƣỡng khác nhau, Sơn Tịnh là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía đông giáp thành phố Quảng Ngãi; phía tây giáp hai huyện miền núi Trà

Bồng, Sơn Hà; phía nam giáp huyện Tƣ Nghĩa (sông Trà Khúc là ranh giới tự nhiên); phía bắc giáp huyện Bình Sơn. Hình thể huyện Sơn Tịnh có bề ngang (theo chiều nam - bắc) hẹp, bề dài (theo chiều đông - tây) trải rộng từ chân dãy Trƣờng Sơn giáp đến biển; có Quốc lộ 1 và đƣờng sắt Bắc - Nam chạy qua ở giữa huyện. Diện tích tự nhiên: 343,57km2. Dân số: 194.738 ngƣời (năm 2005). Mật độ dân số: 566,8 ngƣời/km2(1). Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 xã (Tịnh Giang, Tịnh Đông, Tịnh Minh, Tịnh Bắc, Tịnh Hiệp, Tịnh Trà, Tịnh Bình, Tịnh Thọ, Tịnh Sơn, Tịnh Hà, Tịnh Phong) với 60 thôn. Sơn Tịnh vốn có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nƣớc từ lâu đời, là nơi sản sinh nhiều nhân vật lịch sử, nhiều tƣớng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, nơi có nhiều thắng cảnh và di tích, có núi Ấn sông Trà đƣợc coi nhƣ biểu tƣợng của Quảng Ngãi, có Khu chứng tích tội ác chiến tranh Sơn Mỹ đƣợc cả nƣớc và thế giới biết đến; là một huyện có tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng.

Mấy năm trở lại đây, tốc độ đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi diễn ra khá nhanh. Nhiều con đƣờng, tuyến phố mới đƣợc mở mang, xây dựng, tạo điều kiện cho ngƣời dân ổn định nơi ở, phát triển kinh doanh và dịch vụ. Tuy nhiên, tình hình quản lý trật tự xây dựng cũng ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp. Tình trạng xây dựng trái phép, không phép, cơi nới, lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng, hành lang giao thông...diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.

Những khó khăn, bất cập trong việc phát triển không gian đô thị ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi luôn gắn với các yếu tố về kiến trúc, cảnh quan, môi trƣờng và đòi hỏi sự đồng bộ. Thế nhƣng thực tế, việc phát triển đô thị bảo đảm các yếu tố trên là điều không dễ, chỉ nhìn vào việc xây dựng nhà ở cũng đủ thấy sự bất cập trong công tác quy hoạch và quản lý xây dựng. Nhà ở chủ yếu là do nhân dân tự xây dựng, mang tính tự phát theo kiểu "mạnh ai nấy làm", nên chất lƣợng không đồng đều, kiến trúc không đồng nhất.

Ngay ở các tuyến phố, hầu hết nhà ở đƣợc xây dựng không cùng một cốt nền, có nhiều ngôi nhà "thụt, thò" trên cùng tuyến đƣờng. Qua kiểm tra công tác xây dựng các địa phƣơng, đội trật tự đô thị và ngành xây dựng đã phát hiện, xử lý hàng trăm vụ sai phạm trong xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở từ thực tiễn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)