Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở từ thực tiễn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 67 - 71)

Bảng 2.2 Hiện trạng nhà ở của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, tính đến 31/12/2015 Stt Đơn vị hành

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thực trạng nhà ở và công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nhà ở còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Một là, tình trạng thiếu nhà ở còn tồn tại.

Hiện nay tình trạng phát triển nhà ở tự phát, không tuân thủ quy định của pháp luật diễn ra phố biến ở nhiều nơi. Quỹ nhà ở tuy có nhƣng không đáng kể, số lƣợng nhà ở xây dựng theo dự án còn thấp. Riêng quỹ nhà ở dành cho các đối tƣợng có thu nhập thấp tại khu vực chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chất lƣợng nhà ở, tiêu chuẩn diện tích ở của các đối tƣợng thu nhập thấp ở mức trung bình và thấp.

Nhu cầu về nhà ở tại khu vực Huyện Bát Xát liên tục tăng cao, trong khi đó khả năng đáp ứng hay nói cách khác là nguồn cung lại giới hạn. Vì vậy tình trạng thiếu nhà ở vẫn tồn tại.

Hai là, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ.

Ba là, nhà ở kiểu dáng, kiến trúc còn lộn xộn, nhà ở trên cùng tuyến phố chƣa hài hòa về tầm cao, chất lƣợng, kiểu dáng. Bên cạnh những tuyến phố mới nhà ở đƣợc xây dựng thẳng tắp, đồng đều về kiểu cách thì trên những con đƣờng đƣợc xây dựng trƣớc đó nhà ở vẫn ngổn ngang, lộn xộn, các căn nhà cao thấp khác nhau, nhà cũ xen lẫn nhà mới.

Bốn là, hiện nay, Huyện Bát Xát vẫn còn tình trạng chiếm đất trái phép, xây nhà ở không phép, cơi nới, xây chen không theo quy hoạch, tự ý thay đổi kết cấu, công năng nhà ở,… diễn ra khắp nơi.

Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Bát Xát tình trạng lấn, chiếm đất công, đồi núi, san lấp ao hồ, đầm, dòng chảy các cửa sông; chuyển nhƣợng đất đai trái phép; chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp trái pháp luật xảy ra ở nhiều nơi. Tình trạng xây dựng nhà ở, các công trình trái phép không tuân thủ quy hoạch, làm mất trật tự kỷ cƣơng, phá vỡ cảnh quan, gây ô nhiễm môi trƣờng, để lại hậu quả xấu trong việc chỉnh trang phát triển bền vững theo hƣớng văn minh, hiện đại.

Năm là, cấp phép, cấp giấy chứng nhận và công khai thông tin về nhà ở còn chậm, phiền hà.

Thời gian qua, việc cấp GCN QSHNO, QSDĐ ở diễn biến khá phức tạp. Theo đó, ban đầu là GCNQSHNO. GCN này có bìa màu xanh nên thƣờng gọi là “sổ xanh”. Tiếp đó là GCNQSDĐ,QSHNO. GCN này có bìa màu hồng nhạt nên thƣờng gọi là “sổ hồng”; rồi đến GCN QSDĐ có bìa màu đỏ nên thƣờng gọi là “sổ đỏ”. Và hiện nay là GCNQSDĐ, QSHNO và tài sản khác gắn liền với đất có bìa màu hồng đậm nên gọi là “sổ hồng”. Với “sổ xanh”, Nhà nƣớc công nhận QSH nhà ở cho hộ gia đình cá nhân, tổ chức. Bên cạnh ƣu điểm, qua một thời gian thực hiện, “sổ xanh” cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập, nhất là sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực. Cụ thể, theo quy định của điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì trong các loại giấy tờ để đƣợc công nhận QSDĐ không có “sổ xanh”. Cụ thể hơn, hạn chế của “sổ xanh” là ngƣời dân chỉ có quyền thế chấp hay chuyển nhƣợng QSDĐ và nếu bán nhà thì chỉ đƣợc bán nhà, còn diện tích đất thì “kẹt”… Chính vì vậy, thời gian qua, tình hình cấp GCN QSDĐ,QSHNO ở các trên địa bàn tỉnh, nhất là ở Huyện Bát Xát, gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc.

Các thông tin về nhà ở: quy định pháp luật, các văn bản hành chính do UBND tỉnh, huyện ban hành; quy hoạch đất đai, giải tỏa nhà ở, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp GCNQSDĐ,QSHNO và tài sản gắn liền với đất; trả lời thắc mắc của ngƣời dân, giải quyết các khiếu kiện, khung giá mua, bán, thuê, cho thuê nhà ở,…chƣa đƣợc công khai liên tục, kịp thời. Mặc dù huyện đã lập trang mạng riêng để phục vụ công khai thông tin cho ngƣời dân, tuy nhiên đôi khi mang tính hình thức, xây dựng cho có, không truy cập đƣợc. Thông qua cuộc họp tổ dân phố, loa đài phát thanh đã phần nào thông báo cho ngƣời dân những nội dung chính, nóng nhƣng chƣa thật sự sâu sắc, chi tiết, dễ hiểu so với nhận thức của ngƣời dân. Những thông tin về các dự án nhà ở, quy hoạch đất xây dựng nhà ở, khung giá mua bán, thuê - cho thuê bị ém nhẹ bằng cách không cập nhật, công bố rộng rãi hay công bố chậm, qua loa. Vì những thông này sẽ giúp cho một nhóm đối tƣợng kiếm lợi bất chính, đầu cơ nhà đất,…Vì vậy, việc công khai các tin liên quan đến nhà ở phải kịp thời, chất lƣợng, rộng rãi mà đơn giản cho ngƣời dân dễ hiểu, dễ làm.

Sáu là, cán bộ chuyên trách quản lý còn thiếu, yếu kinh nghiệm.

Số lƣợng công chức phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện chỉ có 13 ngƣời thực hiện quản lý nhà nƣớc về xây dựng nhà ở trên địa bàn gôm 21 phƣờng, xã với gần 30 vạn dân. Chứng tỏ số lƣợng cán bộ chuyên trách còn thiếu nhiều. Bên cạnh thái độ phục vụ nhiệt tình của nhiều cán bộ, công chức thì còn một bộ phận làm việc chƣa hiệu

quả, thái độ thờ ơ, lạnh nhạt khi tiếp dân, nhũng nhiễu, phiền hà dân. Đặc biệt, việc xin cấp GCNQSDĐ, QSHNO và tài sản gắn liền với đất đối với một số ngƣời dân rất khó khăn, họ bị “làm khó”. Tình trạng tham nhũng, lách luật, tiếp tay cho hàng hoạt sai phạm về nhà đất diễn ra khá phổ biến. Tinh thần trách nhiệm của ngƣời đứng đầu một số đơn vị có lúc, có nơi chƣa thể hiện tốt vai trò và trong thực thi nhiệm vụ, còn nể nang, ngại va chạm.

Bảy là, thanh, kiểm tra về nhà, đất ở mang tính hình thức, xử phạt vi phạm chƣa đủ mạnh. Tranh chấp, khiếu kiện nhà ở, đất đai chƣa đƣợc giải quyết kịp thời.

Việc xử lý các trƣờng hợp vi phạm mới dừng lại mức xử phạt, cƣỡng chế những hộ dân lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở, còn những trƣờng hợp chiếm dụng để kinh doanh hay cán bộ “tiếp tay” cho nạn lấn chiếm đất đai vẫn chƣa đƣợc xử lý thỏa đáng. Các cá nhân sai phạm - lãnh đạo chủ chốt tại chính quyền địa phƣơng chƣa đƣợc xử lý triệt để. Hơn nữa, biện pháp xử lý sai phạm còn quá nhẹ, thông thƣờng là xử phạt hành chính với tiền phạt khiêm tốn. Do vậy, pháp luật không đủ tính răn đe trong nhân dân.

Tại các phƣờng, xã, việc kiểm tra, theo dõi, thống kê thực trạng nhà ở tại địa phƣơng hầu nhƣ ít đƣợc thực hiện. Và một thực tế đáng buồn là chính quyền địa phƣơng không nắm rõ tình hình xây dựng, cải tạo nhà ở trên địa bàn. Ví dụ: khi ngƣời dân đã xây dựng hoàn thành nhà ở, thì cán bộ địa chính mới kiểm tra. Đây là thực tế rất vô lý, nhẽ ra khâu kiểm tra này phải đƣợc thực hiện trƣớc và trong khi xây dựng nhà. Phải chăng, do chính quyền địa phƣơng thiếu thông tin vì không thƣờng xuyên thâm nhập thực tế.

Một vấn đề cần phải bàn đến là công tác hậu thanh, kiểm tra và xử phạt vi phạm. Thực tế cho thấy, sau khi xử phạt hành chính không có lực lƣợng nào đứng ra rà soát lại kết quả xử lý vi phạm, không có lực lƣợng nào đảm bảo ngôi nhà không tiếp tục xây khi có quyết định đình chỉ; ngôi nhà có bị phá dỡ hay không khi có quyết định phá dỡ,…Đặc biệt, hầu nhƣ việc xử lý các đối tƣợng, cá nhân gây ra vi phạm về nhà đất chƣa đến nơi đến chốn và chƣa có cơ quan nào rà soát lại vấn đề này.

Biện pháp xử lý vi phạm bằng việc phá dỡ nhà ở mang tính hình thức. Khái niệm “Phạt cho tồn tại” hiện nay đƣợc áp dụng khá nhiều. Ngôi nhà xây dựng không phép, trái phép,…theo quy định pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phải phá dỡ. Tuy nhiên, bên cạnh một số ngôi nhà bị phá dỡ quyết liệt, mạnh tay, thì vẫn còn một

số nơi, một số ngôi nhà vẫn tồn tại với nguyên trạng xây dựng giang dở; hay vẫn đƣợc tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh,…

Tám là, các cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp phối hợp hoạt động chƣa thống nhất.

Công tác phối kết hợp giữa các phòng, ban trong việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện có lúc, có nơi thiếu tính chủ động. Việc phối hợp, hỗ trợ hoạt động của các cấp chƣa thông suốt, liên tục. Phòng Kinh tế - Hạ tầng - UBND Huyện Bát Xát không thực hiện báo cáo kịp thời những thông tin cần thiết cho Sở Xây dựng; UBND các xã và UBND huyện không thống nhất với nhau trong việc áp dụng pháp luật xử lý các vi phạm về nhà ở, chính quyền các cấp sử dụng các văn bản khác nhau để giải quyết vụ việc. Một trƣờng hợp vi phạm xảy ra ở xã Quang Kim - Huyện Bát Xát với năm ngôi nhà xây không phép giữa trung tâm. Mỗi cấp chính quyền có những cách lý giải khác nhau.

Sự thống nhất trong quy hoạch, trong quá trình tổ chức thực hiện giữa xây dựng, phát triển nhà ở với hệ thống hạ tầng kỹ thuật: điện, đƣờng, nƣớc, thông tin liên lạc,… chƣa tốt. Dẫn đến việc nhà ở phát triển tự phát theo trục đƣờng quốc lộ, gây khó khăn cho việc cung cấp, lắp đặt điện, nƣớc, mở đƣờng,…

Chín là, vốn đầu tƣ phát triển nhà ở còn thấp

Vốn đầu tƣ phát triển nhà ở tại tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bát Xát nói riêng có nhiều nguồn khác nhau. Phân theo cấp có nguồn vốn trung ƣơng và nguồn vốn của tỉnh; phân theo nguồn vốn có nguồn vốn khu vực Nhà nƣớc, nguồn vốn khu vực ngoài Nhà nƣớc, vốn nƣớc ngoài và các nguồn vốn khác. Mặc dù nguồn vốn phong phú nhƣng số vốn đầu tƣ còn hạn chế: ngân sách đầu tƣ cho phát triển nhà ở còn thấp; các tổ chức, doanh nghiệp, chủ đầu tƣ chƣa mạnh dạn tham gia đầu tƣ vốn; việc sử dụng vốn phát triển nhà ở chƣa thực sự hiệu quả; xã hội hóa về đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội, ngƣời thu nhập thấp,…chƣa rộng rãi.

Trong những năm gần đây nguồn vốn đầu tƣ nhà ở chủ yếu dựa vào vốn huy động của ngƣời dân, vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay Ngân hàng. Hiện nay chƣa có cơ chế tài chính thích hợp cho khuyến khích đầu tƣ phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho các đối tƣợng ƣu đãi và có thu nhập thấp. Nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu dựa vào nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất và ngân sách đầu tƣ tập trung của tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh đã tăng tốc kêu gọi đầu tƣ và có nhiều chế độ ƣu đãi về vốn

đối với các dự án phát triển nhà ở. Mặc dù tỉnh đã thu hút khá nhiều nhà đầu tƣ uy tín, nguồn vốn tăng, nhƣng so với nhu cầu hiện nay thì vẫn còn thiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở từ thực tiễn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)