Bảng 2.2 Hiện trạng nhà ở của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, tính đến 31/12/2015 Stt Đơn vị hành
3.1.1. Bảo đảm chất lượng quy hoạch xây dựng nhà ở
Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nhà ở từ thực tiễn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tuân thủ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng nông thôn mới đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, giữ gìn cân bằng sinh thái, phù hợp với phong tục tập quán của địa phƣơng nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng chỗ ở cho ngƣời dân, góp phần phát triển đô thị, nông thôn bền vững. Quy hoạch về xây dựng nhà ở phải có mục tiêu trọng điểm và đối tƣợng ƣu tiên, không đầu tƣ xây dựng nhà ở dàn trải.
Quy hoạch xây dựng nhà ở đối với các khu dân cƣ cũ (khu dân cƣ hiện hữu) trên địa bàn huyện Bát Xát cần bảo đảm chất lƣợng trong cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hiện có đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống thoát nƣớc, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống hạ tầng xã hội. Rà soát, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi khu vực đô thị, ƣu tiên đối với những nhà ở cần sửa chữa, cải tạo, xây mới trong các khu dân cƣ cũ cần quy định rõ chiều cao, hình thức kiến trúc để tạo sự đồng nhất về mặt đứng công trình, tƣờng nhà ...; nâng cấp cải tạo các
khu nhà ở hiện có kết hợp với chỉnh trang đô thị. Đối với những nhà ở cần sửa chữa, cải tạo, xây mới trong các khu dân cƣ cũ cần quy định rõ chiều cao, hình thức kiến trúc để tạo sự đồng nhất về mặt đứng công trình, tƣờng nhà ...; nâng cấp cải tạo các khu nhà ở hiện có kết hợp với chỉnh trang đô thị.
Quy hoạch xây dựng nhà ở đối với các khu dân cƣ mới, khu đô thị mới theo hƣớng xây dựng nhà ở theo mô hình khu dân cƣ đô thị tập trung, tránh tình trạng nhà ở và không gian đô thị chỉ phát triển bám dọc theo các trục giao thông đặc biệt là huyện lộ, vốn là xu hƣớng của các đô thị nhỏ trên cả nƣớc. Các khu dân cƣ, khu đô thị xây dựng mới nhà ở nên khuyến khích xây dựng khoảng 2 đến 6 tầng, kết hợp, theo lối kiến trúc hiện đại, tạo điểm nhấn và định hƣớng cho phát triển đồng bộ kiến trúc hiện đại tại đô thị, tạo nên hình ảnh một chuỗi các đô thị của Huyện phát triển đồng bộ và hiện đại.
Quy hoạch xây dựng nhà ở đối với nhà ở tại khu vực nông thôn giai đoạn đến năm 2020 gắn với mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và từng bƣớc hiện đại, tuân thủ quy hoạch xây dựng chung, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng tự phát; thực hiện việc quy hoạch, xây dựng hạ tầng để đấu giá đất kẹt trong khu vực dân cƣ và các khu vực nhà ở theo quy hoạch. Công bố quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các tuyến đƣờng, nút giao thông và điểm dân cƣ kết hợp chặt chẽ với quy hoạch nhà ở khu vực miền núi, đảm bảo sự gắn kết giữa phát triển nhà ở với phát triển hệ htống kết cấu hạ tầng. Nhà ở nông thôn cần đƣợc quy định về diện tích đất, chiều cao công trình, khoảng lùi so với chỉ giới quy hoạch, các công năng phù hợp với nhu cầu nhà ở nông thôn mới. Tập trung chú trọng đến nhóm nhà ở tạm trong khu vực nguy cơ sạt lở, hoặc nhà ở quá khó khăn (không có khu vệ sinh riêng biệt, nhà ở dột nát ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của ngƣời dân) để có cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời. Quy hoạch về xây dựng nhà ở tại những khu vực có tiềm năng du lịch cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà ở khu vực lõi theo loại hình truyền thống của mỗi dân tộc, bảo tồn bản sắc văn hóa; kết hợp với kinh doanh dịch vụ, du lịch và thƣơng mại ở phần ngoài khu vực lõi. Đặc biệt phải đảm bảo cho các hộ dân chuyển đổi nghề, tái định cƣ khi mất đất sản xuất phục vụ cho các dự án. Ƣu tiên tăng cƣờng bộ máy quản lý xây dựng ở cả đô thị và nông thôn, tuyên truyền định hƣớng cho ngƣời dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch; vận động xây dựng đồng bộ theo khu vực. Ví dụ tại một xã, có thể khuyến khích những hộ kinh doanh dọc theo các trục đƣờng chính xây dựng nhà ở hiện đại, kiên cố bê tông cốt thép, từ 1 đến 4 tầng, không nên xây nhà sàn,
hoặc nhà truyền thống tại khu vực này. Ngƣợc lại, đối với khu vực bản làng của các dân tộc, nên vận động ngƣời dân kiên cố hóa nhà ở truyền thống (ví dụ: nâng cấp nhà sàn bằng cột bê tông, xây tƣờng bao kín khu vực bên dƣới, …) chứ không xây dựng nhà ở hiện đại nhƣ khu vực ngoài phố, nếu khả năng có thể thì huy động những ngƣời muốn xây dựng nhà ở hiện đại ra một khu vực gần đó mà vẫn đảm bảo tƣơng đồng về hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, công trình công cộng tiện ích, …) nhƣ vậy sẽ đảm bảo đƣợc sự đồng bộ về mặt kiến trúc, về tƣơng đồng kinh tế của các hộ gia đình theo khu vực. Tuyên truyền và hƣớng dẫn ngƣời dân xây dựng phải tuân thủ quy hoạch xây dựng, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng tự phát. Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nhà ở nông thôn phải giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc địa phƣơng, kiến trúc nhà ở truyền thống, các công trình kiến trúc đặc thù mang bản sắc văn hóa địa phƣơng nhƣ các di tích đình, đền, chùa.