Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 39)

1.4.1.1. Nguồn nhân lực

Trong bất kỳ một hoạt động nào, con người luôn đóng vai trò quan trọng bởi vì con người chính là người tổ chức và thực hiện, quản lý và duy trì các hoạt động đó. Các nhân tố khác chỉ là phương tiện, công cụ giúp cho con người thực hiện tốt vai trò của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngoại tệ càng đòi hỏi một đội ngũ giỏi chuyên môn, am hiểu sâu về nghiệp vụ, có trình độ công nghệ tin học để theo dõi và phân tích chính xác xu hướng biến đổi của tỷ giá, các yếu tố trên thị trường nhằm mục đích thực hiện kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận. Trong xu thế hiện nay, các cán bộ kinh doanh ngoại tệ vừa phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng phân tích thị trường, bên cạnh đó cần có khả năng sử dụng các trang thiết bị máy móc, khoa học công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngoại tệ một cách tốt nhất. Hiện nay trước xu thế hiện đại hóa, các ngân hàng đều giao dịch thông qua hệ thống máy tính vì đây là các giao dịch không chỉ giới hạn trong biên giới quốc gia mà còn là giao dịch trên toàn thế giới, do vậy ngôn ngữ sử dụng đều là ngôn ngữ bằng tiếng anh để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác tham gia. Do vậy ngân hàng phải có đội ngũ nhân lực chất lượng tốt mới đáp ứng được các yêu cầu nói trên.

1.4.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Bên cạnh yếu tố chủ chốt là nguồn nhân lực thì yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là những thiết bị cần thiết hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng nó trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt lĩnh vực công nghệ thông tin đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong

hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng. Các ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ đều thông qua hệ thống Reuters, Bloomberg hoặc các phần mềm tích hợp khác. Các ngân hàng nếu muốn thực hiện giao dịch đều phải có các phương tiện, cơ sở máy móc, hạ tầng phù hợp để kết nối được với nhau. Do vậy có thể thấy để thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng và tiềm năng tài chính, khả năng đầu tư của ngân hàng đó. Với ngân hàng có tiềm năng tài chính lớn cùng với chính sách ưu tiên cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thì sẽ có khả năng đầu tư, mua sắm các trang thiết bị hiện đại, tối tân phục vụ cho quá trình giao dịch. Những trang thiết bị hiện đại sẽ giúp các giao dịch viên thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao.

1.4.1.3. Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ là những quy định riêng của ngân hàng quy định về các cách thức, các bước để thực hiện hoạt động này bên cạnh các quy định của pháp luật nhà nước. Quy trình này cũng giúp các ngân hàng thực hiện các giao dịch theo chuẩn mực quy định sẵn và cũng tạo điều kiện cho các giao dịch viên thực hiện giao dịch đảm bảo đúng quy định. Các quy trình cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện giao dịch, đơn giản, hiệu quả chứ không nên phức tạp, bên cạnh đó cũng nên có tính chặt chẽ. có khả năng kiểm soát tốt, hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đồng thời các quy trình phải phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng và từng giai đoạn phát triển của thị trường ngoại hối.

1.4.1.4. Các nghiệp vụ khác của NHTW có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ

động nghiệp vụ khác như: thanh toán quốc tế, quản trị rủi ro, quan hệ đại lý, nghiệp vụ thị trường tiền tệ... Có thể thấy rằng các nghiệp vụ này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; phát triển nghiệp vụ này sẽ giúp tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ khác. Trong đó hoạt động quan hệ đại lý và quản trị rủi ro có ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Trong NHTW, nghiệp vụ quan hệ đại lý quy định thực hiện việc thiết lập

hay chấm dứt quan hệ đại lý đối với các đối tác nước ngoài dựa vào các báo cáo phân tích hoặc bảng xếp hạng tín dụng đối với các đối tác đó. Do vậy hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nếu hoạt động này thực hiện có hiệu quả, tức là lựa chọn và thiết lập quan hệ được với các đối tác nước ngoài có uy tín, chất lượng tốt, thì cũng giúp hoạt động kinh doanh ngoại tệ thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Và ngược lại nếu hoạt động quan hệ đại lý thực hiện không tốt, tức là lựa chọn thiết lập quan hệ giao dịch với các đối tác có mức tín nhiệm thấp, thì sẽ làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ kém hiệu quả và có khả năng gặp rủi ro lớn.

Bên cạnh đó, nghiệp vụ quản trị rủi ro là nghiệp vụ quy định các biện pháp kiểm soát tính đúng đắn của các chứng từ giao dịch nhằm hạn chế rủi ro về

mức thấp nhất. Do vậy hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì bản chất hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt

động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu hoạt động quản trị thực hiện tốt thì giúp tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hạn chế rủi ro các giao dịch, giảm mức lỗ và gia tăng lợi nhuận. Ngược lại nếu hoạt động quản trị rủi ro thực

hiện không tốt thì làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ, rủi ro không kiểm soát được, làm tăng khả năng thua lỗ và mất vốn của ngân hàng.

1.4.1.5. Hệ thống quản trị rủi ro

kinh doanh ngoại tệ cũng vậy, nó chứa đựng những rủi ro mãnh liệt tới mức nếu không quản lý đuợc những rủi ro đó, nó có thể làm tiêu tan, làm sụp đổ cả một hệ thống ngân hàng. Đã có những bài học xuơng máu trên thế giới và ở Việt Nam mà qua đó chúng ta càng ý thức đuợc tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Ngoài các rủi ro thông thuờng mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt nhu: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia... thì kinh doanh ngoại tệ còn phải chịu một rủi ro rất đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thuờng xuyên, nên rủi ro tỷ giá đuợc xem là rủi ro thuờng trực và đặc trung của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng. Nhu vậy có thể thấy, một trong những nhân tố ảnh huởng khá lớn đến hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của một ngân hàng đó là việc ngân hàng đó có khả năng quản trị, hạn chế và phòng ngừa các rủi ro xảy ra trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình hay không. Điều này không phải dễ thực hiện vì việc quản trị rủi ro sẽ phải đuợc thực hiện, phối hợp giữa các phòng ban, đồng thời việc đua ra những biện pháp để phòng ngừa rủi ro cũng cần linh hoạt và đúng đắn, phù hợp với xu huớng phát triển cùa hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong từng thời kỳ.

1.4.2. Các nhân tố khách quan

1.4.2.1. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế

Thực tế đã cho thấy ở những nuớc có nền kinh tế phát triển thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng phát triển. Còn ở những nuớc đang phát triển thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đơn giản, nhu cầu ngoại tệ không lớn, trình độ các thành viên tham gia thị truờng cũng hạn chế.

Một quốc gia có nền kinh tế, chính trị, xã hội ổn định là một môi truờng tốt để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Trên cơ sở đó, đồng bản tệ của quốc gia này sẽ có giá trị và ổn định, giành đuợc tỷ giá hối đoái thuận lợi

trong trao đổi kinh doanh ngoại tệ với các đối tác nước ngoài. Ngược lại, một quốc gia có nền kinh tế không ổn định, tình hình chính trị, xã hội rối ren, có nhiều mâu thuẫn xung đột, nội chiến về đảng phái, sắc tộc... chẳng những sẽ kìm hãm tốc độ phát triển mà còn làm giảm sút hiệu quả của việc buôn bán và hợp tác quốc tế. Trong điều kiện như vậy, mọi yếu tố như cung cầu ngoại tệ, sự biến động của tỷ giá và sự tồn tại của thị trường hối đoái sẽ không còn ý nghĩa sâu sắc.

Các yếu tố của môi trường vĩ mô có tác động chặt chẽ, đan xen, và tác động nhiều chiều lên hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Do vậy cần tổng hợp, phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng nói trên cũng như phải chủ động nắm bắt sự biến động của cung cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, thực trạng của thị trường tài chính, ngoại hối trước khi quyết định các nghiệp vụ kinh doanh để đảm bảo hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả.

Bên cạnh môi trường vĩ mô trong nước thì bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTW. Vì tất cả diễn biến về kinh tế, chính trị, xã hội tại các nước lớn trên thế giới đều có tác động đến diễn biến tỷ giá của các cặp đồng tiền, lãi suất trái phiếu, tiền gửi của các nước trên thế giới, do vậy nó có tác động đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tê của NHTW. Do vậy các giao dịch viên hàng ngày phải theo dõi sát sao diễn biến thị trường quốc tế để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

1.4.2.2. Các quy định pháp lý

Bất kể lĩnh vực nào trong xã hội cũng đều có hệ thống pháp lý đi kèm. Hệ thống văn bản pháp lý là toàn bộ các văn bản luật và dưới luật quy định phạm vi, đối tượng thực hiện nhằm điều chỉnh các hoạt động thuộc lĩnh vực nào đó. Đó là cơ sở, hành lang pháp lý cho việc thực hiện hoạt động. Nếu không có hệ thống pháp lý đi kèm, các hoạt động sẽ thực hiện một cách tuỳ

tiện, bất luận ảnh hưởng tiêu cực của nó. Do vậy hệ thống pháp lý phải rõ ràng, đầy đủ, chặt chẽ thì hiệu quả hoạt động sẽ càng cao. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTW là hoạt động có tầm vĩ mô, kết quả hoạt động này có ảnh hưởng đến nền kinh tế, tiềm lực tài chính của quốc gia. Do vậy hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ lại càng cần thiết cho hoạt động này hơn bất kỳ một hoạt động nào khác.

1.5. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

1.5.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương

Rủi ro là một khái niệm chỉ khả năng xẩy ra những biến cố mang lại kết quả xấu khi tiến hành một công việc nào đó. Rủi ro gồm hai loại chính là rủi ro mang tính đầu cơ và rủi ro thuần túy.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương là một hoạt động hết sức nhạy cảm và không nằm ngoài quy luật trên. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là những rủi ro làm sai lệch kết quả hoạt động kinh doanh do biến cố về tỷ giá, lãi suất và các biến cố khác có liên quan.

Để loại trừ và giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tê, Ngân hàng Trung ương phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Ngân hàng phải đánh giá đúng mức độ của từng rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và đưa ra các biện pháp thích hợp.

1.5.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngânhàng Trung ương hàng Trung ương

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương bao gồm:

a. Rủi ro tỷ giá hối đoái:

dẫn đến sự thua lõ trong các giao dịch. Đây là loại rủi ro có ý nghĩa rộng lớn trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

Cung cầu ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Quan hệ cung cầu về ngoại tệ được quy định bởi các yếu tố:

- Tình hình dư thừa và thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn ầu ngoại tệ và ngược lại.

- Những nhu cầu ngoại tệ bất thường tăng lên do thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, chiến tranh.

b. Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất hay còn gọi là rủi ro tỷ lệ Swap là rủi ro về lãi suất thường

xảy ra trong trạng thái kỳ hạn. Trạng thái kỳ hạn không cân bằng có thể gặp rủi

ro lãi suất. Ngay cả trong trường hợp trạng thái ròng cân bằng cũng có thể gặp rủi ro lãi suất nếu thời điểm đáo hạn của các hợp đồng mua và bán không bằng nhau. Sở dĩ như vậy là vì rủi ro đối với trạng thái kỳ hạn nằm ở lãi suất của các

ngoại tệ có mặt trong giao dịch mua bán loại ngoại tệ đó.

c. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là tình trạng đối tác của Ngân hàng Trung ương cố tình hoặc rơi vào tình trạng bất khả kháng, không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ cam kết đó.

d. Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị là rủi ro xẩy ra khi các đối tác giao dịch ở nước ngoài không thế hoặc có thể không thực hiện được các nghĩa vụ cam kết mà trong giao dịch mua bán ngoại tệ vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ cam kết mà nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là tình trạng bất khả kháng do chiến tranh,

bạo động, cách mạng hay tuyên bố ngừng hoạt động hệ thống thanh toán a nước ngoài của chính phủ quốc gia đó.

đ. Rủi ro về khả năng thanh toán

Rủi ro về khả năng thanh toán trên thị trường hối đoái cũng xuất hiện trong trường hợp không có khả năng có được vốn bằng đồng tiền như dự định.

e. Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động thường được thể hiện dưới 3 hình thức như sau:

- Rủi ro trong việc dùng người: là rủi ro xuất phát một cách chủ quan từ

các nhân viên tham gia vào quá trình thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Nguyên nhân chính là do những hạn chế về trình độ, mức độ tinh thông nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm còn ít ỏi.

- Rủi ro vận hành: Rủi ro vận hành trong kinh doanh ngoại tệ có thể gặp từ những sai sót của mạng điện thoại, của các giao dịch qua Telex, Reuters, giao dịch Telerate, hoảng hóc máy tính cá nhân, hệ thống mạng bị quá tải...

- Rủi ro tổ chức kiểm soát: là rủi ro do hệ thống tổ chức và cơ chế quản ly đem lại. Rủi ro này có nguồn gốc từ sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng giữa các bộ phận tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ: giao dịch, thanh toán, kiểm soát.

1.5.3. Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ củaNgân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương

a. Khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 39)