3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINHDOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1.1. Định hướng phát triển của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam Việt Nam
Để theo kịp yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, NHNN cần xây dựng một chiến lược toàn diện, từ thay đổi và hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển nghiệp vụ đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng các nghiệp vụ mới và kỹ thuật quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn cao về lĩnh vực ngoại hối. Các hướng đi trong xu hướng phát triển này bao gồm:
Thứ nhất là cần hoàn thiện khung pháp lý. Theo đó, Nghị dịnh số 86/1999/NĐ-CP và Pháp lệnh ngoại hối số 28/PL-UBTVQH11 và các văn bản khác liên quan cần được sửa đổi ban hành theo hướng tăng cường tính chủ động của NHNN trong việc thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, tạo hành lang pháp lý mở cho việc áp dụng các nghiệp vụ mới và kỹ thuật quản lý dự trữ ngoại hối hiện đại theo xu hướng chung trên thị trường quốc tế cũng như ngân hàng trung ương các quốc gia khác.
Thứ hai là cần cải thiện hạ tầng công nghệ. Với khối lượng công việc và giao dịch phát sinh ngày càng nhiều, nhưng việc xử lý giao dịch tại Sở giao dịch hiện nay được thực hiện chủ yếu theo phương pháp thủ công, thiếu một hệ thống xử lý nghiệp vụ gắn kết đồng bộ tất cả các khâu. Do đó, việc nâng
cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng thông tin trong xử lý nghiệp vụ là nhiệm vụ khách quan Sở giao dịch cần thực hiện trong tương lai. Dự kiến trong vài năm tới, Sở giao dịch sẽ xây dựng và triển khai các nghiệp vụ quản lý bằng hệ thống Core Banking nhằm tin học hóa các nghiệp vụ, tăng cường khả năng quản trị rủi ro, nâng cao tính bảo mật. Bên cạnh đó, đối với các nghiệp vụ giao dịch hối đoái giao ngay, tiền gửi và trái phiếu, Sở giao dịch sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống giao dịch trên nền tảng của hai hãng cung cấp dịch vụ Bloomberg và Thomson Reuter nhằm tăng cường tính thuận tiện, an toàn và giảm thiểu rủi ro hoạt động.
Thứ ba là tăng cường đa dạng hóa Dự trữ ngoại hối nhà nước. Đa dạng hóa đồng tiền nắm giữ DTNHNN: Trong xu hướng phát triển của thế giới, các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật và Anh đang gặp khó khăn và trải qua khủng hoảng, lãi suất các đồng tiền mạnh đã giảm thấp xuống mức chưa từng có trong lịch sử. Trong khi đó, một số các nền kinh tế khác và các nền kinh tế mới nổi vẫn duy trì được mức phát triển ấn tượng khiến dòng vốn dự trữ ngoại hối quốc tế có xu hướng đa dạng hóa ra các đồng tiền mạnh. Các NHTW ngày càng có xu hướng đa dạng hóa sanh các đồng tiền như Đôla Úc, Canada, New Zealand, đồng tiền các nước Châu Á có phát triển tốt như Trung Quốc, Hàn quốc. Ngoài ra, ngày càng có nhiều các NHTW trên thế giới đa dạng hóa sang vàng, một công cụ đầu tư an toàn trước tình hình khủng hoảng và lạm phát. Đây là các xu hướng NHNN Việt Nam có thể cân nhắc khi tiến hành đa dạng hóa DTNHNN. Đa dạng hóa các công cụ đầu tư: Khi điều kiện thị trường thuận lợi, tiếp tục đa dạng hóa các loại hình tiền gửi, trái phiếu như trái phiếu chính phủ các nước G7 còn chưa đầu tư, các loại hình trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và các trái phiếu do các Tổ chức quốc tế phát hành. Ngoài ra trong tương lai khi đồng tiền được đa dạng hóa, NHNN có thể cân nhắc phát triển sang trái phiếu Chính phủ các nước đang phát triển hoặc các
nước Châu Á khác.
Thứ tư là tiếp tục phát triển, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư. Tiếp tục phát triển các nghiệp vụ hiện tại như kinh doanh ngoại hối, thực hiện lại nghiệp vụ kinh doanh giao ngay theo hạn mức nhằm tăng cường nghiên cứu, bám sát thị trường, giao dịch đầu tư trái phiếu và tiền gửi triển khai nghiệp vụ phái sinh khi điều kiện cho phép. Tiếp tục hoàn thiện quy trình để tiếp tục thực hiện nghiệp vụ Ủy thác đầu tư do nghiệp vụ này đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa hình thức đầu tư, tận dụng kinh nghiệm và năng lực đầu tư của các đối tác quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận đồng thời tăng cường học hỏi kinh nghiệm quản lý đầu tư ngoại hối từ phía đối tác. Ngoài ra các nghiệp vụ khác như các giao dịch phái sinh, nghiệp vụ cho vay chứng khoán có thế chấp (securities lending), mua bán lại (repos), các nghiệp vụ quản lý vàng cũng như các công cụ cần được nghiên cứu áp dụng vào thực tế để đảm bảo an toàn co danh mục đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và tăng cường khả năng sinh lời.
Thứ năm là đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự. Đào tạo nhân sự là một nhiệm vụ then chốt đối với hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối của Sở giao dịch. Tiếp bước những thành quả trong những năm vừa qua, Sở giao dịch sẽ tiếp tục tiến cử các cán bộ chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp tham gia các chương trình đào tạo tại chỗ cũng như trong nước và nước ngoài để đảm bảo có được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động nghiệp vụ.