Các hoạt động Sở Giao dịch NHNNVN có liên quan đến hoạt động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 63 - 66)

2.1.3.1. Nghiệp vụ Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và quan hệ đại lý

Quản lý dự trữ ngoại hối là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Sở giao dịch trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, thanh khoản và sinh lời. Để làm tốt nhiệm vụ này Sở giao dịch đã thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng có xếp hạng tín dụng cao, luôn theo dõi sát sao tình hình hoạt động và mức xếp hạng của các ngân hàng dựa trên tài liệu đánh giá của các công ty xếp hạng quốc tế có uy tín để điều chỉnh hoạt động đầu tư DTNHNN. Sở giao dịch luôn chấp hành tốt các quy định với mục tiêu quản lý DTNHNN an toàn đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu thanh khoản của các tổ chức có tiền gửi bằng ngoại tệ tại Sở giao dịch và nhu cầu can thiệp thị trường trong nước, đảm bảo cho các tỷ lệ cơ cấu dự trữ ngoại hối tuân thủ đúng quy định của Thống Đốc.

Với số ngoại tệ ban đầu được giao dịch vài chục triệu đôla Mỹ và nhiệm vụ chỉ đơn thuần là trực tiếp mua bán ngoại tệ với các ngân hàng thương mại để can thiệp thị trường, thực hiện chính sách bình ổn tỷ giá, việc mua bán ngoại tệ giao ngay với số lượng hạn chế trên thị trường tài chính quốc tế, DTNHNN chủ yếu đầu tư dưới dạng tiền gửi tại một số ngân hàng

được phép. Sau hơn 20 năm, DTNHNN tăng lên hàng trăm lần; các giao dịch ngoại hối đa dạng hơn nhiều, có các hình thức là giao dịch tiền gửi, giao dịch mua bán giấy tờ có giá, giao dịch hối đoái, giao dịch hoán đổi, ủy thác đầu tư. Sở giao dịch quan hệ với gần 40 đối tác nước ngoài trong đó có 5 ngân hàng trung ương, 01 ngân hàng thanh toán quốc tế và 30 ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán. Với kinh nghiệm thực tế và những kiến thức thu được, Sở giao dịch đã mở rộng phạm vi đầu tư, nhiều nghiệp vụ được triển khai như mua bán giấy tờ có giá trên thị trường tài chính quốc tế, ủy thác đầu tư, giao dịch hoán đổi... Các nguồn thu trong hoạt động quản lý ngoại hối nhà nước chiếm tỷ trọng đáng kể trong thu nhập hàng năm của NHNN.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Giám đốc Sở giao dịch là người điều hành trực tiếp chính thức đi vào hoạt động vào ngày 15/10/1994 với sự tham gia của 23 thành viên. Ngay từ đầu thị trường đã phát huy tác dụng là nơi đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Với vai trò là người vận hành và can thiệp cuối cùng trên thị trường, Sở giao dịch luôn theo dõi sát sao diễn biến về tỷ giá, tình hình cung cầu trên thị trường, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời để điều tiết cung cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường và hỗ trợ ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất trong nước, ổn định tỷ giá và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

2.1.3.2. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế bao gồm quản lý các tài khoản giao dịch, tài khoản thanh toán, tài khoản lưu ký chứng khoán của NHNN tại các ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ; thực hiện chuyển tiền, trái phiếu và thanh toán các giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; chuyển tiền theo lệnh của Chính phủ, các TCTD, theo hợp đồng ủy thác đầu tư và chuyển tiền từ tài khoản của NHNN trong nước ra tài khoản của

NHNN ở nước ngoài, thanh toán các khoản phí, thu lãi...

Ban đầu khi mới đi vào hoạt động, NHNN có quan hệ tài khoản với một số ít ngân hàng nước ngoài, chủ yếu là tiếp quản và làm nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến các tài khoản đứng tên Chính phủ Việt Nam bị phong tỏa tại nước ngoài. Đến nay, khi lượng DTNHNN tăng lên, nghiệp vụ đầu tư tiền gửi, mua bán trái phiếu Chính phủ... cũng tăng lên tương ứng dẫn theo số lượng tài khoản tiền gửi, tài khoản lưu ký giấy tờ có giá được mở rộng rất nhiều để đáp ứng nhu cầu theo dõi, thanh toán. Ban đầu phương tiện sử dụng để trao đổi thông tin và thực hiện nghiệp vụ là Telex, mỗi bức điện chuyển tiền đi, đến đều phải được mã khóa, việc mã khóa và giải mã khóa được thực hiện thủ công bằng tay nên mất thời gian trong khi chi phí cao. Để khắc phục những hạn chế này Sở giao dịch đã nghiên cứu đề xuất với Ban lãnh đạo NHNN để chuyển đổi sang sử dụng hệ thống SWIFT làm phương tiện thanh toán quốc tế. Đây là phương tiện được đánh giá an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, bắt kịp với xu thế hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của thế giới.

2.1.3.3. Công tác quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

Với sự đa dạng của các mảng nghiệp vụ, hoạt động của Sở giao dịch vừa có tính chất giống ngân hàng thương mại, vừa có đặc thù nghiệp vụ của ngân hàng trung ương. Rủi ro trong hoạt động của Sở giao dịch rất đa dạng và phức tạp, bao gồm rủi ro hoạt động, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản. Vì vậy công tác quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ được Sở giao dịch quan tâm. Ban đầu bộ phận kiểm soát chỉ thực hiện kiểm soát đối với công tác hạch toán kế toán, và theo thời gian mở rộng kiểm soát đối với tất cả các hoạt động phát sinh tại Sở giao dịch. Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ, rủi ro tiềm ẩn cao hơn, đòi hỏi công tác quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên, đều đặn ở tất cả các nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCHNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w